KHẢO SÁT ĐỘNG MẠCH VÀNH BỊ HẸP VÔI HÓA TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hẹp động mạch vành nặng có vôi hóa nặng là tổn thương nguy cơ cao trong việc tối ưu quá điều trị và tiên lượng sự thành công của thủ thuật can thiệp mạch vành qua da thấp. Mục tiêu: Khảo sát tổn thương động mạch vành có vôi hóa nặng để có chiến lược điều trị bằng dụng cụ hỗ trợ đặc biệt. Tìm các yếu tố nguy cơ liên quan đến mức độ vôi hóa động mạch vành. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 260 bệnh nhân có hẹp động mạch vành được can thiệp tại bệnh viện Đa khoa Kiên Giang thời gian từ tháng 01/2023 đến 04/2024. Kết quả: Tuổi trung bình 67,3 tuổi, nam chiếm 55,8%. Xác định mức độ vôi hóa bằng chụp mạch cản quang chiếm 95,4%, bằng IVUS chiếm 2,3%, bằng OCT chiếm 2,3%. Bệnh nhân có ≥ 2 nhánh mạch vành bị tổn thương chiếm 62,2%. Nhánh LAD có tỷ lệ vôi hóa chiếm 31,2%, nhánh RCA có tỷ lệ vôi hóa chiếm 17,3%, nhánh LCx có tỷ lệ vôi hóa chiếm 12,7% và nhánh LMCA có tỷ lệ vôi hóa chiếm 5,8%. Bệnh nhân có bệnh mạch vành vôi hóa từ trung bình – nặng chiếm 31,1%. Bệnh nhiều nhánh mạch vành có liên quan đến mức độ vôi hóa nặng động mạch vành có ý nghĩa thống kê với p < 0,0005. Can thiệp thành công các tổn thương vôi hóa động mạch vành bằng các dụng cụ hỗ trợ như bóng cắt, mũi khoan kim cương. Có 78,4% (40/44) bệnh nhân dùng mũi khoan kim cương, trong đó có 5 trường hợp dùng mũi khoan kim cương cứu vãn do nong bóng không nở tổn thương. Có 1 trường hợp kẹt mũi khoan nhưng xử lý thành công. Kết luận: Có đến 1/3 các trường hợp can thiệp động mạch vành có tỷ lệ vôi hóa trung bình đến nặng cần các dụng cụ hỗ trợ như mũi khoan kim cương, bóng cắt...
Chi tiết bài viết
Từ khóa
động mạch vành, IVUS, OCT, PCI, TIMI chiến lược can thiệp mạch vành.
Tài liệu tham khảo
2. Bouisset Frédéric, Barbato Emanuele, Reczuch Krzysztof, Dobrzycki Slawomir, Meyer-Gessner Markus, et al. (2020), "Clinical outcomes of PCI with rotational atherectomy: the European multicentre Euro4C registry". EuroIntervention, 16 (4), pp. e305-e312.
3. Généreux Philippe, Redfors Björn, Witzenbichler Bernhard, Arsenault Marie-Pier, Weisz Giora, et al. (2017), "Two-year outcomes after percutaneous coronary intervention of calcified lesions with drug-eluting stents". International journal of cardiology, 231, pp. 61-67.
4. Généreux Philippe, Madhavan Mahesh V, Mintz Gary S, Maehara Akiko, Palmerini Tullio, et al. (2014), "Ischemic outcomes after coronary intervention of calcified vessels in acute coronary syndromes: pooled analysis from the HORIZONS-AMI (Harmonizing Outcomes With Revascularization and Stents in Acute Myocardial Infarction) and ACUITY (Acute Catheterization and Urgent Intervention Triage Strategy) trials". Journal of the American College of Cardiology, 63 (18), pp. 1845-1854.
5. Javaid Aamir, Mitchell Joshua D, Villines Todd C (2021), "Predictors of coronary artery calcium and long‐term risks of death, myocardial infarction, and stroke in young adults". Journal of the American Heart Association,10(22),pp. e022513.
6. Jia Sida, Li Jianxin, Zhang Ce, Liu Yue, Yuan Deshan, et al. (2020), "Long-term prognosis of moderate to severe coronary artery calcification in patients undergoing percutaneous coronary intervention". Circulation Journal, 85 (1), pp.50-58.
7. Liu Yuan-Chang, Sun Zhonghua, Tsay Pei-Kwei, Chan Tiffany, Hsieh I-Chang, et al. (2013), "Significance of coronary calcification for prediction of coronary artery disease and cardiac events based on 64‐slice coronary computed tomography angiography". BioMed research international, 2013 (1), pp. 472347.
8. Riley Robert F, Patel Mitul P, Abbott J Dawn, Bangalore Sripal, Brilakis Emanouil S, et al. (2024), "SCAI expert consensus statement on the management of calcified coronary lesions". Journal of the Society for Cardiovascular Angiography & Interventions, 3 (2), pp. 101259.
9. Sharma SK, Tomey MI, Teirstein PS, Kini AS, Reitman AB, et al., North American expert review of rotational atherectomy. Circ Cardiovasc Interv. 2019; 12 (5): e007448.
10. Yonetsu Taishi, Jang Ik-Kyung (2024), "Cardiac Optical Coherence Tomography: History, Current Status, and Perspective". JACC: Asia, 4 (2), pp. 89-107.