ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RĂNG VIÊM QUANH CHÓP MẠN TÍNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÀN MONOBLOCK MTA

Vũ Thị Quỳnh Hà1,, Nguyễn Thị Châu1, Lê Thị Kim Oanh1, Pham Thị Tuyết Nga1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Bệnh lý quanh chóp mạn tính (QCMT) là một bệnh hay gặp và điều trị thường phức tạp và dai dẳng. Do tiến bộ trong nha khoa nên đã sử dụng nhiều vật liệu mới trong điều trị nội nha đặc biệt là MTA. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị viêm QCMT bằng phương pháp hàn monoblock để ghóp phần ứng dụng nó trong điều trị lâm sàng cho các nha sỹ. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị răng viêm quanh chóp mạn tính bằng phương pháp hàn monoblock MTA ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại Viện đào tạo Răng Hàm Mặt và khoa Răng hàm mặt bệnh viện Đại học Y, Trường Đại học Y Hà Nội từ tháng 5/2021 đến tháng 7/2022. Phương Pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng, so sánh kết quả theo mô hình trước – sau trên 73 răng có viêm QCMT. Dựa theo kích thước đường kính ngang (KT ĐKN) tổn thương (TT) chóp trên phim Xquang bệnh nhân được chia làm 2 nhóm: nhóm 1 có ĐK ≤5mm; nhóm 2 có ĐK trên 5 và ≤ 10mm để trám bít ống tủy bằng phương pháp hàn monoblock và đánh giá kết quả điều trị dựa trên lâm sàng và xquang. Kết quả: Trên 73 răng có viêm QCMT, sau hàn tủy 1 tuần tỷ lệ tốt đạt 91,8% trong đó Nhóm 1 tốt đạt 91,9% cao hơn 1 chút so với nhóm 2 tốt đạt 91,7%. Sau 3 tháng tỷ lệ tốt đạt 92,5% trong đó 1 tốt đạt 94,1% cao hơn nhóm 2 tốt đạt 90,9%. Có 1 trường hợp kết quả kém chiếm 1,5% rơi vào nhóm 1. Sau 6-9 tháng, tỷ lệ tốt đạt 94% trong đó nhóm 1 tốt đạt 94,7% cao hơn hóm 2 tốt đạt 93,5%. Ở thời điểm 6-9 tháng kết quả điều trị theo ranh giới tổn thương thì nhóm có ranh giới không rõ tốt đạt 100% cao hơn nhóm có ranh giới rõ tốt đạt 91,4%, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Khi so sánh về sự thay đổi kích thước TT bằng việc đo ĐKN và ĐKD ở thời điểm 3 tháng sau điều trị so với trước điều trị và 6-9 tháng sau điều trị với thời điểm 3 tháng sau điều trị cả hai nhóm đều giảm, sự giảm này có ý nghĩa thống kê với p<0,01 (T-test). Kết luận: Trên 73 răng của bệnh nhân bị viêm QCMT, kết quả điều trị ở các thời điểm sau hàn 1 tuần, 3 tháng và 6-9 tháng tỷ lệ tốt nhóm 1 đạt lần lượt là 91,9%;94,1% và 94,7%. Nhóm 2 tốt đạt lần lượt 91,7%; 90,9% và 93,5%. Như vậy ở nhóm 1 ở các thời điểm tỷ lệ tốt đều cao hơn nhóm 2. Kích thước tổn thương ĐKN và ĐKD ở các thời điểm 3 tháng và sau 6-9 tháng sau điều trị so với trước điều trị đều giảm, sự giảm này có ý nghĩa thống kê với p<0,01 (T-test).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Kenneth M. Hargreaves; Louis H.Berman. Pathobiology of the periapex. In: Cohen’s Pathways of the Pulp. Vol 1. Ten Edition; 2011:529-561.
2. Torabinejad M. Mineral Trioxide Aggregate: Properties and Clinical Applications. Part 8: MTA Root Canal Obturation. Vol 1. first edition. Wiley Blackwell; 2014.
3. Nguyễn Mạnh Hà. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị viêm quanh cuống mạn tính bằng nội nha. Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. Published online 2005.
4. Vũ Thị Quỳnh Hà. Đánh giá kết quả điều trị viêm quanh cuống mạn tính ở răng hàm hàm dưới bằng phương pháp nội nha. Luận văn Bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội. Published online 2009.
5. Đào Thị Hằng Nga. Nghiên cứu điều trị nội nha ở răng vĩnh viễn chưa đóng kín cuống bằng mineral trioxide aggregate. Luận án Tiến Sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội 2015.
6. Holden DT, Schwartz SA, Kirkpatrick TC et al. Clinical outcomes of artificial root-end barriers with mineral trioxide aggregate in Teeth with immature Apices. J Endod. 2008; 34:812-817.
7. Mente J, Leo M, Panagidis D et al. Treatment Outcome of Mineral Trioxide Aggregate in Open Apex Teeth. J Endod. 2013; 39:20-26.