KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NẸP VÍT KHÓA ÍT XÂM LẤN ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN ĐẦU TRÊN XƯƠNG CÁNH TAY TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Nguyễn Văn Phan1,, Nguyễn Văn Đạt1,2, Lê Mạnh Sơn1, Đỗ Trọng Hùng3, Trần Bình Minh2, Nguyễn Cao Tuấn2, Đỗ Đức Mạnh2
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Trường Đại học Y Quốc Gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và XQ gãy đầu trên xương cánh tay, kết quả điều trị bằng phẫu thuật kết hợp xương nẹp vít khóa ít xâm lấn (MIPO). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu và tiến cứu với 31 bệnh nhân được phẫu thuật MIPO từ 1/2020 đến 12/2023. Thời gian theo dõi trung bình 18 tháng. Kết quả: 31 bệnh nhân (19 nam, 12 nữ) với độ tuổi trung bình 52,7 ±18,1 (18- 84 tuổi). Cơ chế tai nạn chủ yếu là tai nạn giao thông (16/31) và tai nạn sinh hoạt ngã đập vai (10/31). Tỷ lệ gãy A2 là 51,6%, A3 là 9,7%, B1 là 35,5%, C1 là 3,2%. Thời gian phẫu thuật trung bình là 57,74±16,27 phút. Góc cổ thân trung bình sau theo dõi 1 năm là 135,9 ±12,6º (97º- 154º). Đánh giá chức năng khớp vai theo thang điểm Constant- Muller: BN đạt kết quả tốt và rất tốt chiếm 83,6%, trung bình chiếm 16,1%, không có BN nào kết quả kém. Không có trường hợp nào không liền xương, nhiễm trùng, xuyên vít qua chỏm, tiêu chỏm xương cánh tay, liệt thần kinh nách. Kết luận: Phẫu thuật MIPO có thể được áp dụng như một phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn cho gãy đầu trên xương cánh. Tuy nhiên, thời gian chụp C-arm trong mổ dài hơn, khó khăn trong việc chuyển mổ mở nếu nắn chỉnh thất bại là những vấn đề cần được cân nhắc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Launonen AP, Lepola V, Flinkkilä T, et al. Conservative treatment, plate fixation, or prosthesis for proximal humeral fracture. A prospective randomized study. BMC Musculoskelet Disord. 2012;13:167. doi:10.1186/1471-2474-13-167
2. Launonen AP, Lepola V, Saranko A, Flinkkilä T, Laitinen M, Mattila VM. Epidemiology of proximal humerus fractures. Arch Osteoporos. 2015;10:209. doi:10.1007/s11657-015-0209-4
3. The Extended Anterolateral Acromial Approach Allows Minimall...: Clinical Orthopaedics and Related Research®. Accessed April 28, 2023. https://journals. lww.com/clinorthop/Fulltext/2005/05000/The_Extended_Anterolateral_Acromial_Approach.18.aspx
4. Gardner MJ, Weil Y, Barker JU, Kelly BT, Helfet DL, Lorich DG. The Importance of Medial Support in Locked Plating of Proximal Humerus Fractures. Journal of Orthopaedic Trauma. 2007; 21(3): 185. doi:10.1097/BOT. 0b013e3180333094
5. Gardner MJ, Boraiah S, Helfet DL, Lorich DG. The anterolateral acromial approach for fractures of the proximal humerus. J Orthop Trauma. 2008; 22(2): 132-137. doi:10.1097/BOT. 0b013e3181589f8c
6. Buchmann L, van Lieshout EMM, Zeelenberg M, et al. Proximal humerus fractures (PHFs): comparison of functional outcome 1 year after minimally invasive plate osteosynthesis (MIPO) versus open reduction internal fixation (ORIF). Eur J Trauma Emerg Surg. 2022;48(6):4553-4558. doi:10.1007/s00068-021-01733-w
7. Constant CR, Gerber C, Emery RJH, Søjbjerg JO, Gohlke F, Boileau P. A review of the Constant score: modifications and guidelines for its use. J Shoulder Elbow Surg. 2008;17(2):355-361. doi:10.1016/j.jse.2007.06.022
8. Kim YG, Park KH, Kim JW, et al. Is minimally invasive plate osteosynthesis superior to open plating for fixation of two-part fracture of the proximal humerus? J Orthop Surg (Hong Kong). 2019;27(2): 2309499019836156. doi:10.1177/ 2309499019836156