ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN LYMPHOMA THỂ NANG VỚI PHÁC ĐỒ CÓ RITUXIMAB SAU 7 NĂM TẠI KHOA HUYẾT HỌC BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Thị Phương Thảo Lê 1,2,, Hoàng Oanh Lê 2
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nhân lymphoma thể nang với phác đồ có Rituximab tại khoa Huyết học – Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 7 năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu và hồi cứu loạt ca nhóm bệnh nhân lymphoma thể nang có CD20 (+) được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ có Rituximab tại Khoa Huyết Học -Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2014 đến tháng 07/2021. Kết quả: Qua nghiên cứu 54 bệnh nhân lymphoma thể nang, bước đầu chúng tôi ghi nhận được các kết quả như sau: độ tuổi trung bình của bệnh nhân (BN) là 54 tuổi (từ 26 – 83 tuổi). Tỉ lệ nam/nữ là 1:1,08. Phần lớn bệnh nhân nhập viện ở giai đoạn trễ, (giai đoạn III-IV - 72,2%). Phân nhóm nguy cơ theo chỉ số tiên lượng quốc tế FLIPI: nhóm nguy cơ thấp, trung bình, cao theo thứ tự lần lượt là 22,2%, 29,6% và 48,1%. Bệnh nhân có triệu chứng B chiếm 59,3%. Bệnh biểu hiện chủ yếu tại hạch (72,2%), lách (25,9%), xâm lấn tủy (20,4%), và tại các cơ quan khác: tá tràng, ruột non, ruột già, hốc mắt. Tất cả các bệnh nhân đều được điều trị với các phác đồ kết hợp Rituximab bao gồm RCHOP (72,2%), RB (20,4%), RCVP (3,7%) và Rituximab đơn trị (3,7%). Tỉ lệ đáp ứng chung 98,1% (đáp ứng hoàn toàn - CR là 79,6%, đáp ứng một phần - PR là 18,5%). Thời gian sống còn trung bình là 71,5 tháng ± 4,3 tháng. Xác suất sống còn toàn bộ 7 năm là 73,3% ± 8,1%. Thời gian sống còn không bệnh tiến triển trung bình là 34,4 tháng (4 tháng – 84 tháng). Xác suất sống còn không bệnh tiến triển 7 năm là 49,1% ± 1,19%. Kết luận: Qua nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận điều trị bệnh nhân Lymphoma thể nang với phác đồ có Rituximab đạt tỉ lệ đáp ứng cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cheson B. D., Fisher R. I., Barrington S. F., et al. (2014). "Recommendations for initial evaluation, staging, and response assessment of Hodgkin and non-Hodgkin lymphoma: the Lugano classification". J Clin Oncol, 32 (27), 3059-68.
2. Morton L. M., Wang S. S., Devesa S. S., et al. (2006). "Lymphoma incidence patterns by WHO subtype in the United States, 1992-2001". Blood, 107 (1), 265-76.
3. Salles G., Seymour J. F., Offner F., et al. (2011). "Rituximab maintenance for 2 years in patients with high tumour burden follicular lymphoma responding to rituximab plus chemotherapy (PRIMA): a phase 3, randomised controlled trial". Lancet, 377 (9759), 42-51.
4. Sant M., Allemani C., Tereanu C., et al. (2010). "Incidence of hematologic malignancies in Europe by morphologic subtype: results of the HAEMACARE project". Blood, 116 (19), 3724-34.
5. Sarkozy C., Maurer M. J., Link B. K., et al. (2019). "Cause of Death in Follicular Lymphoma in the First Decade of the Rituximab Era: A Pooled Analysis of French and US Cohorts". J Clin Oncol, 37 (2), 144-152.
6. Schulz H., Bohlius J. F., Trelle S., et al. (2007). "Immunochemotherapy with rituximab and overall survival in patients with indolent or mantle cell lymphoma: a systematic review and meta-analysis". J Natl Cancer Inst, 99 (9), 706-14.
7. Siegel R. L., Miller K. D., Jemal A. (2019). "Cancer statistics, 2019". CA Cancer J Clin, 69 (1), 7-34.
8. Phan Minh Châu Lưu Hùng Vũ, Phạm Xuân Dũng (2018). "Khảo sát tình hình điều trị Lymphôm nang tại bệnh viện Ung bướu TPHCM". Tạp chí Ung thư học, 101-107.