KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HOẠI TỬ VÔ KHUẨN CHỎM XƯƠNG ĐÙI BẰNG PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG TOÀN PHẦN CHUYỂN ĐỘNG ĐÔI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hoại tử chỏm xương đùi vẫn đang là một thách thức điều trị đối với những bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng toàn phần. Phần lớn những bệnh nhân mắc bệnh này có độ tuổi trẻ, nhu cầu chức năng vận động, làm việc cao và có nguy cơ trật khớp sau phẫu thuật thay khớp cao hơn so với bệnh nhân thoái hóa khớp háng. Nhiều phương pháp điều trị đã được đưa ra nhằm giải quyết biến chứng trên, trong đó ứng dụng khớp háng toàn phần chuyển động đôi giúp giảm tỷ lệ biến chứng so với khớp truyền thống; tuy nhiên, hiện tại các nghiên cứu về khớp háng toàn phần chuyển động đôi ở bệnh nhân hoại tử chỏm xương đùi vẫn còn rất ít, cũng như chưa có nhiều bằng chứng so sánh về kết quả của loại khớp chuyển động đôi này. Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân hoại tử chỏm xương đùi bằng phẫu thuật thay khớp háng toàn phần chuyển động đôi tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu trên 43 trường hợp hoại tử chỏm xương đùi được điều trị bằng phẫu thuật thay khớp háng toàn phần chuyển động đôi từ 3/2023 đến tháng 5/2024. Kết quả nghiên cứu: Độ tuổi trung bình là 52,60 ± 12,56 tuổi, tỉ lệ nữ/nam là 7,6:1. Hoại tử chỏm xương đùi giai đoạn IV theo Ficat và Arlet dựa trên hình ảnh X-quang chiếm tỷ lệ cao nhất với 81,40%, kết quả phục hồi chức năng khớp háng theo chỉ số Harris hip score sau 6 tháng đạt tốt và rất tốt 95,83%. Kết luận: Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần chuyển động đôi là phương pháp điều trị hoại tử chỏm xương đùi hiệu quả với tỷ lệ thành công 95,83%, mang kết quả phục hồi chức năng tốt, tỷ lệ biến chứng và trật khớp thấp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
hoại tử chỏm xương đùi, thay khớp háng toàn phần chuyển động đôi.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Tiến Dũng (2021), "Kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần chuyển động kép điều trị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi", Tạp chí Y học Việt Nam. 506(tháng 9-1), tr. tr. 148-150.
3. Phạm Xuân Hưng (2020), Đánh giá kết quả điều trị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi hai bên bằng phẫu thuật thay khớp háng toàn phần, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Phan Bá Hải (2022), Nghiên cứu kết quả thay khớp háng toàn phần trên bệnh nhân hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi tại bệnh viện Việt Đức, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
5. Londhe S. B. và các cộng sự. (2022), "An early experience of the use of dual mobility cup uncemented total hip arhroplasty in young patients with avascular necrosis of the femoral head", J Clin Orthop Trauma. 33(2022), tr. pp. 101995.
6. Patil P. và các cộng sự. (2019), "A prospective study to evaluate the clinical and functional outcome of uncemented total hip replacement in avascular necrosis of femoral head in adults", National Journal of Clinical Orthopaedics. 3(2), tr. pp. 10-16.
7. Rama Subba Reddy et al (2018), "Study of clinical and functional outcome of total hip replacement in avascular necrosis of femoral head", International Journal of Orthopaedics Sciences. 4(1), tr. pp. 252-258.
8. H. L. Hoeksma và các cộng sự. (2003), "Comparison of the responsiveness of the Harris Hip Score with generic measures for hip function in osteoarthritis of the hip", Ann Rheum Dis. 62(10), tr. 935-8.