ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN TRÊN LỒI CẦU XƯƠNG CÁNH TAY KIỂU DUỖI Ở TRẺ EM BẰNG PHƯƠNG PHÁP NẮN KÍN XUYÊN ĐINH KIRSCHNER QUA DA DƯỚI MÀN TĂNG SÁNG TẠI BỆNH VIỆN ĐÔNG ANH

Đoàn Anh Tuấn1,, Ngô Văn Hải1
1 Bệnh viện Đa khoa Đông Anh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Gãy trên lồi cầu (TLC) xương cánh tay là một chấn thương thường gặp ở trẻ em. Gãy TLC được chia làm 2 loại theo cơ chế chấn thương là gãy gấp và gãy duỗi, trong đó gãy duỗi là phổ biến và chiếm tới 97,7%. Hầu hết gãy độ III theo Gartland có tổn thương nặng nề, phương pháp điều trị kiểu gãy này được phẫu thuật và cố định bằng xuyên đinh Kirschner qua da dưới màn tăng sáng. Mục tiêu: Đánh giá điều trị gãy kín TLC xương cánh tay kiểu duỗi ở trẻ em bằng phương pháp nắn kín xuyên đinh qua da dưới màn tăng sáng tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả trên 62 bệnh nhân có gãy kín TLC xương cánh tay kiểu duỗi ở trẻ em độ III theo Gartland và điều trị bằng phương pháp nắn kín xuyên đinh qua da dưới màn tăng sáng tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh 01/2021 đến 01/2024. Kết quả: Tuổi trung bình: 7,21±2,18 (4-15), chủ yếu 7-10 tuổi (54,84%). Tỷ lệ nam/ nữ: 2,1/1. Tất cả bệnh nhân đều được phẫu thuật nắn kín, không trường hợp nào phải phẫu thuật mở nắn chỉnh. Di lệch thứ phát sau xuyên Kirschner có 2 trường hợp. Có 1 ca liệt trụ sau xuyên đinh chéo và phục hồi hoàn toàn sau 2 tháng theo dõi. Kết quả lâm sàng tốt có 46 bệnh nhân, khá 11 bệnh nhân (91,9% tốt và khá), 5 trường hợp kết quả trung bình.  Kết luận: Kỹ thuật này rất hiệu quả và là lựa chọn an toàn trong điều trị gãy trên lồi cầu xương cánh tay độ III ở trẻ em. Phương pháp này mang lại nhiều kết quả tốt đẹp cho bệnh nhân: Không bị mổ mở, không mất máu, xương gãy được nắn về đúng vị trí giải phẫu

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Soh, R. C., Tawng, D. K., Mahadev, A. (2013). Pulse oximetry for the diagnosis and prediction for surgical exploration in the pulseless perfused hand as a result of supracondylar fractures of the distal humerus. Clin Orthop Surg, 5(1), pp.74-81.
2. Dagtas, M.Z., Unal, O.K. (2022). A new fluoroscopy technique for supracondylar humerus fractures. Acta Orthop Bras; 30(1): 1-4.
3. Acar E., Memik R. (2020). Surgical treatment result in pediatric supracondylar humrus fractures. Eurasian juornal of emergency medicine;19(1): 25-29.
4. Trần Văn Phong, (2024). Kết quả điều trị gãy trên hai lồi cầu xương cánh tay trẻ em bằng xuyên kim qua da dưới màn tăng sáng tại bệnh viện Bà Rịa. Tạp chí Y học cộng đồng; 65(1): 171-177.
5. Phan Quang Trí, (2015). Nghiên cứu điều trị gãy trên hai lồi cầu xương cánh tay kiểu duỗi ở trẻ em bằng nắn kín và xuyên kim qua da dưới màn tăng sáng. Luận án tiến sĩ. Đại học Y Dược Tp.HCM.
6. Skaggs, D. L., Flynn, (2010). Supracondylar Fracture of the Distal Humerus", Rockwood and Wilkins Fractures in Children ,7th Edition Section Two - Upper Extremity, 14 pp. 448-490.
7. Trương Hùng Quốc, Võ Quang Đình Nam, (2023). Điều trị gãy kín trên hai lồi cầu xương cánh tay bằng kỹ thuật nắn kín xuyên kim chéo bên ngoài dưới màn tăng sáng tại bệnh viện Chấn thương chỉnh hình. Tạp chí y dược học Cần Thơ; 68: 139-145.
8. Chong, H.H., Qureshi, A. (2022). Peaditric distal humeral supracondylar – achievement of optimal pinning configuration. Acta Orthop Belg; 88: 245-254.
9. Sahu, R.L,. (2013). Percutaneous K-wire fixation in peadiatric supracondylar fractures of humerus: A retrospective study. Nigenian medical journal; 54(5): 329-334.