NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRẺ SAU NGỪNG TUẦN HOÀN NGOẠI VIỆN TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Pham Thị Lan Anh1, Hoàng Kim Lâm1,2,, Nguyễn Mạnh Cường3, Tạ Anh Tuấn1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Nhi Trung ương
3 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ngừng tuần hoàn ngoại viện ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả một loạt ca bệnh trên 36 bệnh nhi ngừng tuần hoàn ngoại viện được điều trị tại khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 6/2023 đến tháng 3/2024. Kết quả: Tuổi trung vị của đối tượng nghiên cứu là 4 tuổi (IQR: 2 - 9 tuổi). Tỷ lệ trẻ trai nhiều hơn trẻ gái gấp 3 lần. Ngừng tuần hoàn xảy ra chủ yếu tại nơi công cộng (72%) và có người chứng kiến (88,9%). Phần lớn không được đánh giá nhịp tim trong cấp cứu ngừng tuần hoàn ban đầu (69,4%). Nguyên nhân của ngừng tuần hoàn hay gặp nhất là đuối nước (66,7%), các nguyên nhân tim mạch 19,4%, hô hấp 5,6%, nguyên nhân khác 8,3%. Tình trạng nhập viện của bệnh nhi: 86,1% trẻ có tái lập tuần hoàn tự nhiên và 77,8% được đặt nội khí quản, tuy nhiên tỷ lệ SpO2 thấp < 94% chiếm tới 52,8%, PaO2 thấp < 60mmgHg là 36,4%, PaCO2 cao > 50mmHg là 18,2%; Tình trạng tuần hoàn: 27,8% có hạ huyết áp tâm thu, giá trị trung vị của điểm VIS trong 6h đầu là 17,5 (IQR: 0-50), pH máu trung vị là 7,27 mmol/l (IQR: 7,22-7,35 mmol/l); lactat máu trung vị 3,2 mmol/l (IQR: 1-6,5 mmol/l), đường máu trung vị là 7,6 mmol/l (IQR: 5,7-11,6 mmol/l) và điểm PRISM III trung vị là 14 (IQR: 10,3-25,8); Tình trạng thần kinh: 25% bệnh nhi có co giật/tăng trương lực cơ, 19,4% bệnh nhi có đồng tử giãn > 3 mm và không có phản xạ. Thời gian thở máy trung vị 3,4 ngày (0,8-7 ngày) và nằm ICU (Intensive Care Unit) trung vị 6 ngày (1,5-11,7 ngày). Tỷ lệ vong 27,8% và tỷ lệ di chứng thần kinh nặng 38,9%. Kết luận: Bệnh nhi bị ngừng tuần hoàn ngoại viện điều trị tại khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương có nguyên nhân hay gặp nhất là đuối nước và tim mạch. Các mục tiêu điều trị sau ngừng tuần hoàn về hô hấp, tuần hoàn, thần kinh ở thời điểm trước khi nhập viện còn chưa được kiểm soát tốt. Tỷ lệ tử vong cao, tỷ lệ sống với di chứng thần kinh nặng khi ra viện còn cao

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Rao BH, Sastry BKS, Chugh SS, et al. Contribution of sudden cardiac death to total mortality in India - a population-based study. International Journal of Cardiology. 2012;154(2): 163-167.
2. Ngô anh Vinh, Lại Thùy Thanh. Một số yếu tố liên quan đến kết quả cấp cứu ngừng tuần hoàn ở trẻ em. Tạp Chí Học Việt Nam. 2022;516(2).
3. Bimerew M, Wondmieneh A, Gedefaw G, Gebremeskel T, Demis A, Getie A. Survival of pediatric patients after cardiopulmonary resuscitation for in-hospital cardiac arrest: a systematic review and meta-analysis. Italian Journal of Pediatrics. 2021;47(1):118.
4. Meert KL, Telford R, Holubkov R, et al. Pediatric Out-of-Hospital Cardiac Arrest Characteristics and Their Association With Survival and Neurobehavioral Outcome. Pediatric Critical Care Medicine. 2016;17(12):e543-e550.
5. Nolan JP, Sandroni C, Böttiger BW, et al. European Resuscitation Council and European Society of Intensive Care Medicine guidelines 2021: post-resuscitation care. Intensive Care Medicine. 2021;47(4):369-421.
6. Albrecht M, Jonge RCJ de, Nadkarni VM, et al. Association between shockable rhythms and long-term outcome after pediatric out-of-hospital cardiac arrest in Rotterdam, the Netherlands: An 18-year observational study. Resuscitation. 2021;166:110-120.
7. Fiser DH, Tilford JM, Roberson PK. Relationship of illness severity and length of stay to functional outcomes in the pediatric intensive care unit: a multi-institutional study. Critical Care Medicine. 2000;28(4):1173-1179.
8. Tham LP, Wah W, Phillips R, et al. Epidemiology and outcome of paediatric out-of-hospital cardiac arrests: A paediatric sub-study of the Pan-Asian resuscitation outcomes study (PAROS). Resuscitation. 2018;125:111-117.
9. Brooks GA, Park JT. Clinical and Electroencephalographic Correlates in Pediatric Cardiac Arrest: Experience at a Tertiary Care Center. Neuropediatrics. 2018;49(5):324-329.