TĂNG TRIGLYCERID MÁU THAI KỲ VÀ KẾT QUẢ XỬ TRÍ TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN E

Vương Thị Vui1, Vũ Thị Hà1,2, Vũ Văn Bạ2, Nguyễn Lê Minh1, Nguyễn Duy Hưng1, Nguyễn Thùy Nhung1,2,
1 Trường Đại Học Y Hà Nội
2 Bệnh viện E

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Viêm tuỵ cấp thai kỳ (VTCTK) rất hiếm gặp, với tỷ lệ mắc khoảng 1/1000-3/10000. Nó có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, tuy nhiên khoảng trên 52% các ca xảy ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ và thời kỳ hậu sản. Sỏi mật là nguyên nhân hay gặp nhất gây viêm tuỵ cấp. Tiếp đến, viêm tuỵ cấp gây bởi tình trạng tăng Triglyceride máu do tăng tiết estrogen trong thời kỳ mang thai thì rất hiếm gặp. Nhưng biến chứng này mang lại nguy cơ cao về tần suất và tử vong cho cả mẹ và thai nhi. Trong hai năm từ 2020 đến 2022 tại bệnh viện E chúng tôi đã chẩn đoán và điều trị thành công ba ca tăng triglyceride máu gây viêm tụy cấp trong ba tháng cuối thai kỳ. Chúng tôi báo cáo diễn biến quá trình chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sunil Kumar Juneja, Shweta Gupta, Vidushi Bindal và cộng sự (2013). Acute pancreatitis in pregnancy: A treatment paradigm based on our hospital experience. International Journal of Applied and Basic Medical Research, 3 (2), 122-125.
2. Ducarme G, Maire F, Chatel P và cộng sự (2014). Acute pancreatitis during pregnancy: a review. J Perinatol, 34 (2), 87-94.
3. Eddy JJ, Gideonsen, Song JY và cộng sự (2008). Pancreatitis in Pregnancy. Obstet Gynecol, 112 (5), 1075-1081.
4. Nanda S, Gupta A và A D. (2009). Acute pancreatitis: a rare cause of acute abdomen in pregnancy. Arch Gynecol Obstet, 279 (4), 577-578.
5. Nagayama M, Watanabe Y, Okumura A và cộng sự (2002). Fast MR imaging in obstetrics. Radiographics, 22, 563-580.
6. Trần Phương và Cơ Đ. X. (2017). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm tụy cấp tăng Triglyceride ở phụ nữ có thai. Y Học Việt Nam, 2 (459), 43-46.
7. Yadav D và CS P. (2003). Issues in hyperlipidemic pancreatitis. J Clin Gastroenterol, 36, 54-62.
8. Gan SI, Edwards AL, Symonds CJ và cộng sự (2006). Hypertriglyceridemia-induced pancreatitis: a case-based review. World J Gastroenterol, 12, 7197-7202.
9. Kimura W và J M. (1996). Role of hypertriglyceridemia in the pathogenesis of experimental acute pancreatitis in rats. International Journal Pancreatol, 20, 177-184.
10. Hae Rin Jeon, Suk Young Kim, Yoon Jin Cho và cộng sự (2016). Hypertriglyceridemia-induced acute pancreatitis in pregnancy causing maternal death. Obstetris and Gynecology Science, 59 (2), 148-151.