KHẢO SÁT LỊCH SỬ SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH VÀ KIẾN THỨC VỀ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA SINH VIÊN DƯỢC TẠI ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

Trần Hữu Hiệp1, Lê Thị Khánh Linh1,
1 Đại học Lạc Hồng, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tình trạng đề kháng thuốc kháng sinh (KS) tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng và trầm trọng. Trước vấn đề này, Bộ Y tế nhấn mạnh việc giáo dục nâng cao nhận thức của nhân viên y tế có tầm quan trọng đặc biệt vì họ là tuyến đầu trong việc bảo vệ hiệu quả của KS. Trong đó, dược sĩ  với vai trò quản lý và tư vấn sử dụng thuốc hợp lý và hiệu quả, là một trong những nhân tố quan trọng kiểm soát đề kháng KS. Vì vậy, kiến thức của sinh viên dược về vấn đề này cần được quan tâm. Do đó nghiên cứu “ Khảo sát lịch sử sử dụng thuốc kháng sinh và kiến thức về đề kháng kháng sinh của sinh viên Dược tại Đại học Lạc Hồng” được thực hiện.. Nghiên cứu đã khảo sát 277 sinh viên thuộc nhóm, bao gồm: sinh viên năm 1, 2, 3 hệ chính quy và tương đương (nhóm 1) và sinh viên năm 4, 5 hệ chính quy và tương đương (nhóm 2). Tình hình sử dụng thuốc KS không có đơn bác sĩ có tỉ lệ cao ở sinh viên nhóm 2, tuy vậy sinh viên nhóm 2 thể hiện tốt hơn về kiến thức sử dụng KS. Tỉ lệ sinh viên nhận thức đúng về vấn đề đề kháng KS cao hơn ở nhóm 2, tuy nhiên cần lưu ý có tỉ lệ khoảng 30% sinh viên cả hai nhóm cho rằng đề kháng KS không phải là vấn đề cần đối mặt tại Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Antimicrobial Resistance Collaborators. Global burden of bacterial antimicrobial resistance in 2019: a systematic analysis. The Lancet. 2022; 399(10325): P629-655.
2. https://www.who.int/vietnam/vi/health-topics/antimicrobial-resistance, ngày cập nhật 28/4/2024.
3. Hoa NQ, Chuc NTK, Phuc HD, et al. Unnecessary antibiotic use for mild acute respiratory infections during 28-day follow-up of 823 children under five in rural Vietnam. Trans R Soc Trop Med Hyg. 2011;105(11):628–36.
4. S.S. Handu, K.A.J. Al Khaja, R.P. Sequeira. Influence of medical training on self-medication by students H. James, Int J Clin Pharmacol Ther. 2008 Jan;46(1):23-9.
5. Giang N. Pham,1 Tho T. H. Dang,2 Thu-Anh Nguyen, et al. Health system barriers to the implementation of the national action plan to combat antimicrobial resistance in Vietnam: a scoping review. Antimicrob Resist Infect Control. 2024; 13: 12. Published online 2024 Jan 25.
6. Saleem Z, Saeed H, Ahmad M, et al. Antibiotic self-prescribing trends, experiences and attitudes in upper respiratory tract infection among pharmacy and non-pharmacy students: A study from Lahore. PloS One. 2016; 11(2): e0149929 10.1371/journal.pone.0149929
7. Gilbert GL. Knowing when to stop antibiotic therapy. Med J Aust. 2015; 202(3):121–122.
8. Spinks A, Glasziou PP, Del Mar CB. Antibiotics for treatment of sore throat in children and adults. Cochrane Database Syst Rev. 2021 Dec 9;12(12)
9. Erica S Meisenheimer MD, MBA, Carly Epstein DO, Derrick Thiel MD, MPH. Acute Diarrhea in Adults. Am Fam Physician. 2022 Jul;106(1):72-80.
10. Didem Torumkuney 1, et al. Country data on AMR in Vietnam in the context of community-acquired respiratory tract infections: links between antibiotic susceptibility, local and international antibiotic prescribing guidelines, access to medicines and clinical outcome Journal of Antimicrobial Chemotherapy. September 2022;77(1):i26–i34.