NGUYÊN TẮC VÀ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN CHẤN THƯƠNG GAN TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nguyên tắc và kết quả sớm điều trị bảo tồn không mổ chấn thương gan tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu các người bệnh bị chấn thương gan được điều trị bảo tồn không mổ từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 12 năm 2020. Kết quả: Có 146 bệnh nhân chấn thương gan có chỉ định điều trị bảo tồn không phẫu thuật, trong đó nam giới chiếm 80,8%, tuổi trung bình là 30,3 ± 13,7 (3-79). Nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn giao thông với tỷ lệ 78,8%, tai nạn lao động 12,4%, tai nạn sinh hoạt 5,9%, tai nạn bạo lực 2,9%. Có 95,2% bệnh nhân đến viện có huyết áp ≥ 90 mmHg. Đa số người bệnh chấn thương gan được điều trị bảo tồn trong nghiên cứu tại BV Việt Đức chủ yếu là chấn thương gan độ III và độ IV với tỷ lệ 48% và 35,6%. Những bệnh nhân được điều trị bảo tồn thành công là những trường hợp chấn thương gan đáp ứng tốt và nhanh với hồi sức cấp cứu ban đầu. Thời gian nằm viện trung bình là 8,3 ± 4,7 ngày (1 - 41 ngày). Các biến chứng được ghi nhân trong nghiên cứu có 9/146 trường hợp chiếm tỉ lệ 6,2%. Kết luận: Đáp ứng hồi sức cấp cứu ban đầu là tiêu chuẩn để điều trị bảo tồn không mổ chấn thương gan. Kết quả điều trị bảo tồn không mổ có kết quả tốt
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chấn thương gan, điều trị bảo tồn không mổ
Tài liệu tham khảo
2. Davis J. J., I. Cohn, Jr. and F. C. Nance (1976), "Diagnosis and management of blunt abdominal trauma", Ann Surg. 183(6), 672-8.
3. Jerome P. R. and Eric W. Fonkalsrud (1972), "Subcasular hematoma of the liver : Nonoperative management", Arch Surg. 100, 781 - 784.
4. Chapleau W và Al -khatip (2013), "Advanced trauma life support (ATLS(R)): the ninth edition", J Trauma Acute Care Surg. 74(5), 1363-6.
5. Patrick J. L., Juliana Tobler and Andrew B. Peitzman (2017), Hepatic Trauma, CT Scan in Abdomial Emergency Surgery, Hot Topics in Acute Care Surgery and Trauma, ed.
6. Melloul E., Alban Denys et al (2015), "Management of severe blunt hepatic injury in the era of computed tomography and transarterial embolization: A systematic review and critical appraisal of the literature", J Trauma Acute Care Surg. 7(9), 468 - 474.
7. Brillantino A. et al (2019), "Non-Operative Management of Blunt Liver Trauma: Safety, Efficacy and Complications of a Standardized Treatment Protocol", Bull Emerg Trauma. 7(1), 49-54.
8. Melloul E., Alban Denys et al (2015), "Management of severe blunt hepatic injury in the era of computed tomography and transarterial embolization: A systematic review and critical appraisal of the literature", J Trauma Acute Care Surg. 7(9), 468 - 474.
9. Nguyễn Ngọc Hùng (2012), "Nghiên cứu điều trị bảo tồn không mổ chấn thương gan", tạp chí y học thực hành 4(1), 65 - 70.
10. Pachter, Leon Principal Investigator. H and Knudson (1995), "Status of Nonoperative Management of Blunt Hepatic Injuries in 1995: A Multicenter Experience with 404 Patients", The Journal of Trauma: Injury, Infection, and Critical Care. 40(1), 31 - 38.