ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA VIÊN NANG GK1 ĐIỀU TRỊ SUY THẬN MẠN TRÊN LÂM SÀNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng của viên nang GK1 điều trị suy thận mạn chưa có chỉ định thay thế thận trên lâm sàng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 60 bệnh nhân suy thận mạn độ I, II, IIIa được chia thành 2 nhóm: nhóm GK1 (n=30, uống viên nang GK1 liều 6 viên/ngày) và nhóm đối chứng (n=30, uống Ketosteril liều 10 viên/ngày). Thời gian nghiên cứu: 30 ngày. Nghiên cứu tiến cứu, có đối chứng, so sánh trước sau điều trị. Kết quả: Sau 30 ngày điều trị, nhóm GK1 có mức lọc cầu thận (44,86 ± 8,96 ml/phút/1,73m2) cao hơn so với trước điều trị (41,23 ± 7,76 ml/phút/1,73m2) và so với nhóm đối chứng (36,93 ± 11,16 ml/phút/1,73m2), p < 0,05. Tác dụng điều trị chung: tỷ lệ bệnh nhân có kết quả khá và tốt ở nhóm GK1 (40%) cao hơn so với nhóm đối chứng (6,67%), (p < 0,05). Viên nang GK1 giúp cải thiện triệu chứng thường gặp theo y học cổ truyền như đau lưng, tiểu đêm, chân tay co rút…, đặc biệt ở bệnh nhân suy thận mạn thể đàm thấp và thấp nhiệt. Chưa ghi nhận tác dụng không mong muốn của viên nang GK1 trên lâm sàng. Kết luận: Viên nang GK1 an toàn, có tác dụng tăng mức lọc cầu thận, cải thiện các triệu chứng thường gặp trên bệnh nhân suy thận mạn chưa có chỉ định thay thế thận, đặc biệt ở thể đàm thấp và thấp nhiệt
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Suy thận mạn, viên nang GK1, Y học cổ truyền.
Tài liệu tham khảo
2. Cao Y, Hu J, Sui J, et al. (2018). Quercetin is able to alleviate TGF-β-induced fibrosis in renal tubular epithelial cells by suppressing miR-21. Experimental and therapeutic medicine, 16(3), 2442-8.
3. Các Bộ môn Nội - Trường Đại học Y Hà Nội (2002). Suy thận mạn, Bài giảng bệnh học nội khoa. Tập 1, Nhà xuất bản Y học, 326-37.
4. National Kidney Foundation (2002). KDOQI clinical practice guidelines for chronic kidney disease: evaluation, classification, and stratification. American Journal of Kidney Diseases, 39(2 Suppl 1), S1-266.
5. Trịnh Tiêu Mạc (2002) Nguyên tắc chỉ đạo nghiên cứu lâm sàng tân dược trung dược, Nhà xuất bản Khoa học kĩ thuật y dược trung quốc, 163-168.
6. Yamabe N, Park JY, Lee S, et al. (2015). Protective effects of protocatechuic acid against cisplatin-induced renal damage in rats. Journal of Functional Foods, 19, 20-7.
7. Lian Y, Xie L, Chen M, et al. (2014). Effects of an astragalus polysaccharide and rhein combination on apoptosis in rats with chronic renal failure. Evidence-based complementary and alternative medicine: eCAM, 2014, 271862.