ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ TẦNG SINH MÔN SAU CẮT CỤT TRỰC TRÀNG DO UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Mè Quốc Vọng1, Pham Hoàng Hà1,2,, Nguyễn Đắc Thao2, Pham Quang Thái1,2
1 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân nhiễm khuẩn vết mổ tầng sinh môn sau phẫu thuật cắt cụt trực tràng do ung thư trực tràng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 38 bệnh nhân nhiễm khuẩn vết mổ tầng sinh môn trong tổng số 70 bệnh nhân ung thư trực tràng thấp sau phẫu thuật cắt cụt trực tràng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ ngày 01/01/2015 đến 31/12/2022. Kết quả: Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tầng sinh môn là 54,3%. Trong đó 97,4% nhiễm khuẩn vết mổ nông, 2,6% nhiễm khuẩn vết mổ sâu. Tuổi trung bình là 60,1 ± 13,9 (38 - 87). Bệnh nhân suy dinh dưỡng tính theo BMI chiếm 18,4%. Tỉ lệ bệnh nhân nhiễm khuẩn vết mổ mắc kèm bệnh tăng huyết áp chiếm 26,3% và đái tháo đường chiếm 15,8%. Hóa xạ trị tiền phẫu chiếm tỉ lệ 23,7%. Chỉ số bạch cầu đa nhân trung tính tăng chiếm 71,1%, albumin giảm chiếm 86,8%. Hầu hết bệnh nhân nhiễm khuẩn vết mổ tầng sinh môn có biểu hiện sốt (68,4%); 55,3% chảy dịch, mủ vết mổ, 44,7% vết mổ có sưng nề, đỏ, đau. Kết luận: Nhiễm khuẩn vết mổ tầng sinh môn là biến chứng hay gặp sau cắt cụt trực tràng đường bụng - tầng sinh môn do ung thư. Biến chứng này hay gặp ở người bệnh trên 60 tuổi, chủ yếu là nhiễm khuẩn nông, chẩn đoán dựa vào các dấu hiệu sưng đau, chảy dịch, chảy mủ tại vết mổ tầng sinh môn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Riva, C. G., M. E. Kelly, M. Vitellaro, M. Rottoli, A. Aiolfi, D. Ferrari, G. Bonitta, and E. Rausa, A comparison of surgical techniques for perineal wound closure following perineal excision: a systematic review and network meta-analysis. Tech Coloproctol, 2023. 27(12): p. 1351-1366.
2. Nakamura, T., Sato, T., Hayakawa, K., et al, Risk factors for perineal wound infection after abdominoperineal resection of advanced lower rectal cancer. Ann Med Surg (Lond), 2017. 15: p. 14-18.
3. Papaconstantinou, H. T., K. M. Bullard, D. A. Rothenberger, and R. D. Madoff, Salvage abdominoperineal resection after failed Nigro protocol: modest success, major morbidity. Colorectal Dis, 2006. 8(2): p. 124-9.
4. Huang, W., Z. Q. Wei, Y. H. Qiu, G. Tang, and H. Sun, Effects of wound infection on prognosis after laparoscopic abdominoperineal resection of rectal cancer. Front Oncol, 2022. 12: p. 1036241.
5. El-Gazzaz, G., R. P. Kiran, and I. Lavery, Wound complications in rectal cancer patients undergoing primary closure of the perineal wound after abdominoperineal resection. Dis Colon Rectum, 2009. 52(12): p. 1962-6.
6. Sutton, E., Miyagaki, H., Bellini, G., et al, Risk factors for superficial surgical site infection after elective rectal cancer resection: a multivariate analysis of 8880 patients from the American College of Surgeons National Surgical Quality Improvement Program database. J Surg Res, 2017. 207: p. 205-214.
7. Nguyễn Hoài Bắc, Cắt toàn bộ mạc treo trực tràng bằng phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư trực tràng thấp. Chuyên đề phẫu thuật nội soi can thiệp, Tạp chí Y học Việt Nam, 2006. 2(1): p. 31-7.
8. Phạm Văn Tân, Nghiên cứu nhiễm khuẩn vết mổ các phẫu thuật tiêu hóa tại Khoa Ngoại Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn Tiến sĩ Y học, 2016: p. 1-162.
9. Bộ Y tế, Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ, Ban hành kèm theo Quyết định số: 3671/QĐ/BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế. Bộ Y tế, Hà Nội, 2012.
10. Lê Phương Thảo, Thực trạng và kết quả chăm sóc nhiễm khuẩn vết mổ tại Khoa Phẫu thuật tiêu hóa Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội, 2019.