ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN VỠ XƯƠNG GÓT TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC NĂM 2019

Vũ Văn Khoa1,, Võ quốc Hưng1
1 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bảo tồn vỡ xương gót tại bệnh viện Việt Đức năm 2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 40 bệnh nhân bị xương gót vỡ được điều trị bằng kéo nắn, bó bột tại khoa khám xương Bệnh viện Việt Đức từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2019. Kết quả: xương gót gãy kín của 40 bệnh nhân đã được điều trị bằng kéo nắn và bó bột trong nghiên cứu. Kết quả cho thấy, các bệnh nhân trước điều trị có góc Bohler 15,8 ± 13,2, thang điểm chức năng cổ bàn chân trung bình theo FADI là 30, 1 ± 11,2, sau quá trình nắn chỉnh và bó bột trong 6-8 tuần các bệnh nhân có góc Bohler là 23,3 ± 10,1 và chỉ số chức năng cổ bàn chân theo FADI là 77,8 ± 13,4. Đánh giá kết quả điều tri theo thang điểm FADI có 80% đạt kết quả rất tốt, 15% đạt kết quả khá và không có bệnh nhân nào gặp biến chứng trong quá trình điều trị. Nghiên cứu cũng cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa chức năng cổ bàn chân theo FADI và góc Bohler cũng như thời gian từ khi tai nạn đến lúc được nắn chỉnh. Kết luận: Bảo tồn chức năng và cố định trong điều trị gãy xương gót bằng bó bột thạch cao cho thấy vẫn có vai trò tốt và hiệu quả cao

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Lâm Bình, Nguyễn Năng Giỏi, (2017), Nhận xét kết quả bước đầu phẫu thuật kết xương nẹp khóa điều trị gãy xương gót, Y học Việt Nam, 1, (454), 49-55.
2. Snoap T, Jaykel M, Williams C, Roberts et al, (2017), A Possible Musculoskeletal Emergency. J Emerg Med, 52(1):28-33
3. Loucks C and Buckley R. Bohler’s, 1999, Angle: correlation with outcome in displaced intra-articular calcaneal fractures. J Orthop. Trauma, 13(8):554-8. doi 10.3928/01477447 20170907 02
4. Saleh M, Marshall PD, Senior R et al, 1992, The Sheffield splint for controlled early mobilisation after rupture of the calcaneal tendon. A prospective, randomised comparison with plaster treatment. J Bone Joint Surg, 74(2), 206-9. doi: 10.1302/0301-620X.74B2.1544953.
5. Schepers T, van Lieshout EM, Ginai AZ, et al (2009), Calcaneal fracture classification: a comparative study. J Foot Ankle Surg, 48(2):156-62 DOI: 10.1053/j.jfas.2008.11.006
6. Bibbo C, Siddiqui N, Fink J, et al,. Wound Coverage Options for Soft Tissue Defects Following Calcaneal Fracture Management (Operative/Surgical). Clin Podiatr Med Surg, 36(2):323-337
7. Peng Y, Liu J, Zhang G, et al, (2019), Reduction and functional outcome of open reduction plate fixation versus minimally invasive reduction with percutaneous screw fixation for displaced calcaneus fracture: a retrospective study. J Orthop Surg Res, 9 (14), 1-9.
8. Rammelt S (2014), An update on the treatment of calcaneal fracture. J Orthop Trauma, 28(10):549-50.
9. Wei N, Zhou Y, Chang W, Zhang Y et al (2017), Displaced Intra-articular Calcaneal Fractures: Classification and Treatment, Orthopedics, 40(6): e921-e929. doi: 10.3928/ 01477447-20170907-02.
10. Yi-Bing Zheng and Yue-Feng Qi (2017), Progress on treatment for calcaneal fracture. Zhongguo Gu Shang, 30 (12):1077-1079.