NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, KẾT QUẢ NỘI SOI MẬT TỤY NGƯỢC DÒNG ĐIỀU TRỊ SỎI ỐNG MẬT CHỦ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

Huỳnh Đỗ Huyền Trân1, Nguyễn Văn Út2,, Trần Hoàng Hiếu1, Trần Hoàng Anh, Trần Đỗ Thanh Phong1
1 Trường Đại học Võ Trường Toản
2 Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: (1) Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân sỏi ống mật chủ tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2023 - 2024. (2) Đánh giá kết quả lấy sỏi ống mật chủ bằng phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2023 - 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang 35 bệnh nhân sỏi ống mật chủ, điều trị bằng kĩ thuật nội soi mật tụy ngược dòng bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2023 - 2024 từ tháng 01/2023 đến tháng 03/2024. Kết quả: kết quả cho thấy độ tuổi trung bình 63,2 ±16,7, thấp nhất: 26, cao nhất: 93 tuổi, tuổi gặp nhiều nhất là trên 60 tuổi (54,3%). Chủ yếu bệnh nhân sỏi ống mật chủ nhiều viên (35,3%), kích thước sỏi từ 1 - 2 cm (60%). 100% bệnh nhân thông nhú thành công. 30/35 bệnh nhân (85,7%) lấy sỏi thành công. Tỉ lệ biến chứng sau thủ thuật ERCP là 8,6%. Kết luận: Nội soi mật ngược dòng là một phương pháp can thiệp điều trị bệnh lý sỏi ống mật chủ mang lại kết quả tốt và an toàn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Mai Hồng Bàng (2012), "Nghiên cứu nội soi mật tụy ngược dòng trong chẩn đoán và điều trị sỏi, giun ống mật chủ tại Bệnh viện TWQĐ 108".
2. Nguyễn Đình Hối (2012), "Dịch tể học bệnh sỏi ống mật", Sỏi đường mật NXB Y học, 45-55.
3. Nguyễn Đắc Hiệu, Đỗ Thiện Quảng, Nguyễn Đức Công, Hà Thị Tuyết (2023), "Kết quả điều trị sỏi ống mật chủ bằng nội soi mật tụy ngược dòng tại bệnh viện quân y 110 từ năm 2016-2022 ".
4. Dương Xuân Nhương (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng và kết quả điều trị sỏi ống mật chủ ở người cao tuổi bằng NSMTND, Học viện Quân Y,
5. La Văn Phương (2005), Nghiên cứu giá trị NSMTND trong chẩn đoán và điều trị sỏi ống mật chủ tại Bệnh viện đa khoa Cần thơ, Học viện Quân y.
6. Trần Như Nguyên Phương (2010), Nghiên cứu ứng dụng nội soi mật tụy ngược dòng trong điều trị sỏi ống mật chủ tại bệnh viện trung ương Huế, Trường Đại học Y dược Huế,
7. Y. Hu, D. Q. Kou, S. B. Guo (2020), "The influence of periampullary diverticula on ERCP for treatment of common bile duct stones", Sci Rep, 10, (1), 11477.
8. Labib Al-Ozaibi Noor Amar, Faisal Badri (2018), "Hepatolithiasis: a case report and literature review".
9. A. Penaloza-Ramirez, C. Leal-Buitrago, A. Rodriguez-Hernandez (2009), "Adverse events of ERCP at San Jose Hospital of Bogota (Colombia)", Rev Esp Enferm Dig, 101, (12), 837-49.
10. Z. Sun, W. Bo, P. Jiang, Q. Sun (2016), "Different Types of Periampullary Duodenal Diverticula Are Associated with Occurrence and Recurrence of Bile Duct Stones: A Case-Control Study from a Chinese Center", Gastroenterol Res Pract, 2016, 9381759.