NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM HÓA MÔ MIỄN DỊCH UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN VÚ Ở NỮ GIỚI ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH

Trần Mạnh Hà1,, Đinh Thị Huyền Trang1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét sự bộc lộ các dấu ấn hóa mô miễn dịch ung thư biểu mô tuyến vú của bệnh nhân nữ được điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang. Nghiên cứu được tiến hành trên 52 bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến vú được khám và điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình. Kết quả: ER, PR: ER (dương tính 63,5%) thường bộc lộ cao hơn PR (44,3%), đồng bộc lộ hay gặp ở type lòng ống A, đồng âm tính cao nhất ở type HER2. HER2: HER2(-/1+) chiếm 61,6%, hay gặp ở type lòng ống A, bộc lộ chủ yếu ở type phân tử HER2 và type lòng ống B có HER2(+). Ki67: thường bộ lộ thấp ở type lòng ống A (chiếm 36,5%), type lòng ống B có HER2(+) và bộc lộ cao (chiếm 30,8%) ở type HER2 và type dạng đáy.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ferlay J, Soerjomataram I, Jemal A, et al (2020). GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin 2021 May; 71(3): 209-249.
2. Spitale A, Mazzla P, Soldini D, et al (2009). Breast cancer classification according to immunohistochemical markers: clinicopathologic features and short-term survival analysis in a population-based study from the South ò Switzerland. Annals of Oncology, 20, 628-35.
3. Tạ Văn Tờ (2004). Nghiên cứu hình thái học, hóa mô miễn dịch và giá trị tiên lượng của chúng trong ung thư biểu mô tuyến vú, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Kroman N, Wohlfart J, Henning T, et al (2003). Influence of tumor location on breast cancer prognosi. Int. J. Cancer, 105, 542-45.
5. Đoàn Thị Phương Thảo (2012). Nghiên cứu gen HER2 và phân nhóm phân tử ung thư vú, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y-Dược, thành phố Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Văn Chủ (2016). Nghiên cứu áp dụng phân loại phân tử ung thư biểu mô tuyến vú bằng phương pháp hóa mô miễn dịch. Luận án tiến sĩ y học.
7. Mohsin S.K, Weiss H, Havighurst, et al (2004). Progesterone receptor by immunohistochemistry and clinical outcome in breast cancer: a validation study.
8. Brien O K.M, Cole S.R and Tse C.K, et al (2010). Intrinsic Breast Tumor Subtypes, Race, and Long-Term Survival in the Carolin a Breast Cancer Study. Clin Cancer Res, 16(24), 6100-10
9. Bhargava R, Esposito N.N and Dabbs D.J (2010). Immunohistology of the Breast. Diagnostic Immunohistochemistry: Theranostic and genomic applications, Saunders, USA, 763-819.