PHÂN BỐ CÁC CHỦNG VI KHUẨN GRAM DƯƠNG THƯỜNG GẶP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH NĂM 2023

Nguyễn Văn An1,2, Nguyễn Văn Đức3, Lê Hạ Long Hải4,5,
1 Bệnh viện Quân y 103
2 Học viện Quân y
3 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
4 Đại học Y Hà Nội
5 Bệnh viện Da liễu Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT[1]


Các chủng vi khuẩn Gram dương có vai trò quan trọng trong các bệnh nhiễm trùng, tuy nhiên, các nghiên cứu về phân bố các chủng vi khuẩn này còn hạn chế so với các vi khuẩn Gram âm. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm xác định tỷ lệ nhiễm và phân bố các chủng vi khuẩn Gram dương gây bệnh thường gặp tại bệnh viện đa khoa Tâm Anh năm 2023. Kết quả: Trong 7196 mẫu nuôi cấy, có 756 mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ 10,5%. Tỷ lệ phân lập được vi khuẩn Gram dương cao nhất ở bệnh phẩm dịch cơ thể (29,0%) và thấp nhất ở bệnh phẩm phân (0%). Nghiên cứu đã phân lập được 761 chủng vi khuẩn phân lập được từ các mẫu dương tính, với tỷ lệ phân bố ở nam cao hơn ở nữ (56,1% và 43,9%), trong đó Streptococcus pneumoniae là vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất (51,1%), tiếp đó Staphylococcus aureus (23,4%), Streptococcus spp. (15,9%) và tụ cầu không sinh coagulase (CoNS) (8,7%). S. pneumoniae (76,7%), Enterococcus spp. (37,0%), S. aureus (51,4%) và CoNS (39,1%) theo thứ tự là căn nguyên phổ biến nhất gây bệnh đường hô hấp, nước tiểu, dịch cơ thể và máu. Tại các khoa lâm sàng, S. aureus là căn nguyên phổ biến nhất tại các khoa ICU (68,5%) và Ngoại (68,9%). CoNS (29,3%) và S. pneumoniae (76,3%) lần lượt là vi khuẩn phổ biến nhất tại các khoa Nội và Nhi. Kết luận: Các chủng vi khuẩn Gram dương phân bố ở nam giới cao hơn ở nữ giới, trong đó tác nhân gây bệnh hàng đầu là S. pneumoniae, S. aureus, Streptococcus spp. và CoNS. Kết quả nghiên cứu chỉ ra sự cần thiết của việc giám sát liên tục và có hệ thống các tác nhân vi khuẩn Gram dương trong bệnh viện nhằm hạn chế sự lây lan của các chủng vi khuẩn này


Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tacconelli, E., et al., Discovery, research, and development of new antibiotics: the WHO priority list of antibiotic-resistant bacteria and tuberculosis. Lancet Infect Dis, 2018. 18(3): p. 318-327.
2. Nguyễn Thị Hải và cộng sự, Tỷ lệ phân bố các chủng vi khuẩn thường gặp tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2022. Nghiên cứu y học, 2023. 172(11): p. 133-140.
3. Nguyễn Văn Hậu và cộng sự, Tình hình kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện E năm 2023. Nghiên cứu y học, 2024. 175(2): p. 118-128.
4. Quế Anh Trâm, Nghiên cứu đặc điểm kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn Gram dương gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu phân lập được tại bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An (1/2021 –12/2021). Y học Việt Nam, 2022. 517(1): p. 257-261.
5. Shah, S., et al., The Prevalence and Antimicrobial Susceptibility Pattern of Gram-Positive Pathogens: Three-Year Study at a Tertiary Care Hospital in Mumbai, India. J Lab Physicians, 2022. 14(2): p. 109-114.
6. Sader, H.S., et al., Geographical and temporal variation in the frequency and antimicrobial susceptibility of bacteria isolated from patients hospitalized with bacterial pneumonia: results from 20 years of the SENTRY Antimicrobial Surveillance Program (1997-2016). J Antimicrob Chemother, 2019. 74(6): p. 1595-1606.
7. Lê Na và cộng sự, Sự phân bố các chủng vi khuẩn phân lập từ bệnh phẩm của bệnh nhân viêm phổi điều trị tại bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu. Y học Việt Nam, 2022. 518(2): p. 67-71.
8. Lê Thu Hoài và cộng sự, Tỉ lệ và căn nguyên viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ em dưới 5 tuổi tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Y học Việt Nam, 2022. 517(1): p. 163-166.