ỨNG DỤNG THANG ĐIỂM DLQI ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH SẸO LỒI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phan Thị Kim Ngọc1, Văn Thế Trung1,
1 Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Ứng dụng thang điểm DLQI để đánh giá chất lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh sẹo lồi. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca trên 102 bệnh nhân sẹo lồi đến khám tại Bệnh viện Da liễu Thành Phố Hồ Chí Minh từ tháng 12/2022 đến tháng 08/2023. Kết quả: Tuổi trung vị là 26,5 tuổi. Tỷ lệ nữ/nam là 1,5/1. Lý do chính khiến bệnh nhân đến khám là thẩm mỹ (61,8%). 15,7% bệnh nhân có tiền căn gia đình bị sẹo lồi. 75,4% bệnh nhân chưa từng điều trị trước đây. Ngực là vị trí thường bị sẹo lồi nhất (46,1%). Diện tích sẹo dao dộng từ 0,5 cm2 đến 400 cm2, với trung vị là 5 cm2. Tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng đau là 36,3%, ngứa là 77,5%. Có 5,9% bệnh nhân bị ảnh hưởng vận động do sẹo. Điểm VSS trung bình là 7,96 ± 2,65. Điểm DLQI dao động từ 0 đến 12 điểm, trung vị là 3 điểm. Hạng mục điểm bị ảnh hưởng nhiều nhất là triệu chứng - cảm giác. Điểm DLQI cao hơn ở nhóm bệnh nhân có sẹo khởi phát trước 50 tuổi, nhóm có đau hoặc ngứa và nhóm có nhiều sẹo. Có mối tương quan thuận, mức độ yếu giữa DLQI với diện tích sẹo; giữa DLQI với VSS. Kết luận: Quản lý sẹo lồi không chỉ đánh giá độ nặng của sẹo (sắc tố, chiều cao, chiều rộng, độ linh hoạt) mà còn cần nhận biết sự ảnh hưởng đến CLCS. Bộ câu hỏi DLQI cho phép bác sĩ lâm sàng khảo sát CLCS ở những bệnh nhân này. Phần lớn bệnh nhân sẹo lồi bị ảnh hưởng CLCS. CLCS liên quan đến tuổi khởi phát, độ nặng của sẹo, đau, ngứa, diện tích và số lượng sẹo

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Hằng Lê Thị Thanh. Kết quả điều trị sẹo quá phát và sẹo lồi bằng phối hợp xịt nitơ lạnh với tiêm triamcinolone acetonid nội tổn thương. Luận văn bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội. 2022;
2. Quân Trần Sở. Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng trên bệnh nhân sẹo phì đại, sẹo lồi tại khoa da liễu-thẩm mỹ da của bệnh viện đại học y dược tp. Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ Đại học Y Dược TPHCM. 2022;
3. Bijlard E, Kouwenberg CA, Timman R, Hovius SE, Busschbach JJ, Mureau MA. Burden of Keloid Disease: A Cross-sectional Health-related Quality of Life Assessment. Acta Derm Venereol. Feb 8 2017;97(2):225-229.
4. Lu W-s, Zheng X-d, Yao X-h, Zhang L-f. Clinical and epidemiological analysis of keloids in Chinese patients. Archives of dermatological research. 2015;307:109-114.
5. Ramakrishnan Km, Thomas Kp, Sundararajan Cr. Study of 1,000 patients with keloids in South India. Plastic reconstructive surgery. 1974;53(3):276-280.
6. Reinholz M, Poetschke J, Schwaiger H, Epple A, Ruzicka T, Gauglitz G. The dermatology life quality index as a means to assess life quality in patients with different scar types. Journal of the European Academy of Dermatology & Venereology. 2015;29(11):2112-2119.
7. Shaheen A, Khaddam J, Kesh F. Risk factors of keloids in Syrians. BMC Dermatol. Sep 20 2016;16(1):13.
8. Sitaniya S, Subramani D, Jadhav A, Sharma YK, Deora MS, Gupta A. Quality of life of people with keloids and its correlation with clinical severity and demographic profiles. Wound Repair Regeneration. 2022;30(3):409-416.