THỰC TRẠNG BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM VÔ SINH TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Hoàng Quốc Huy1,2,, Bế Thị Hoa1, Nguyễn Phương Thảo2, Nguyễn Thu Thủy1, Tạ Thị Quỳnh Giao1, Nguyễn Thị Hồng1
1 Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên
2 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Vô sinh ngày càng phổ biến và việc xác định bệnh nhân có nguy cơ là rất quan trọng để góp phần cải thiện hiệu quả điều trị. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nguyên nhân gây vô sinh của bệnh nhân tới khám tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Đồng thời, tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng vô sinh ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu trên. Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 58 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản được chẩn đoán vô sinh nguyên phát, đến khám và điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 2/2023 đến tháng 1/2024. Kết quả: Độ tuổi trung bình của người vợ là 32,6 ± 5,1; 56,9% bệnh nhân đến từ nông thôn và có 84,5% là người dân tộc kinh. Chỉ số BMI trung bình của người vợ là 21,3 ±2,1. Thời gian vô sinh của các cặp vợ chồng là 3,8 ± 2,1 năm. Nồng độ trung bình của FSH, số nang thứ cấp AFC và nồng độ AMH lần lượt là 7,3 ± 2,4; 6,9 ± 3,9; 3,7 ± 2,7. Nguyên nhân vô sinh không rõ nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất là 58,6%. Kết luận: Người phụ nữ có chỉ số BMI ≥ 23 có nguy cơ vô sinh cao hơn các đối tượng khác

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Zhonghua Nan Ke Xue, “[A review of WHO Laboratory Manual for the Examination and Processing of Human Semen (5th edition)],” vol. 17, no. 12, pp. 1059–63, Dec. 2011.
2. J.-C. L. Nian-Qing Lü, “[WHO Laboratory Manual for the Examination and Processing of Human Semen: its applicability to andrology laboratories in China],” Zhonghua Nan Ke Xue, vol. 16, no. 10, pp. 867–71, Oct. 2010.
3. F. J. Broekmans, J. Kwee, D. J. Hendriks, B. W. Mol, and C. B. Lambalk, “A systematic review of tests predicting ovarian reserve and IVF outcome,” Human Reproduction Update, vol. 12, no. 6, pp. 685–718, Dec. 2006, doi: 10.1093/ humupd/dml034.
4. WHO. WHO laboratory manual for the examination and processing of human semen 2021.
5. Đ. N. Nguyễn, T. T. Trần, Đ. T. Trần, and M. T. Lê, “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát,” TC Phụ sản, vol. 19, no. 2, pp. 41–47, Nov. 2021, doi: 10.46755/ vjog.2021.2.1224.
6. Nguyễn Hữu Hoài, “Kết quả điều trị vô sinh bằng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An,” Luận văn Thạc sỹ Y học, học Y Hà Nội, 2020.
7. A. P. Bailey, L. K. Hawkins, S. A. Missmer, K. F. Correia, and E. H. Yanushpolsky, “Effect of body mass index on in vitro fertilization outcomes in women with polycystic ovary syndrome,” American Journal of Obstetrics and Gynecology, vol. 211, no. 2, p. 163.e1-163.e6, Aug. 2014, doi: 10.1016/j.ajog.2014.03.035.
8. Y. He, J. Tian, W. H. Oddy, T. Dwyer, and A. J. Venn, “Association of childhood obesity with female infertility in adulthood: a 25-year follow-up study,” Fertility and Sterility, vol. 110, no. 4, pp. 596-604.e1, Sep. 2018, doi: 10.1016/j.fertnstert. 2018.05.011.