MÔ TẢ LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG GAN ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Tô Quốc Việt1, Hồ Huỳnh Uy Tài2,, Hồ Văn Bình1, Lữ Trúc Huy1, Trương Huỳnh Lâm1, Nguyễn Thị Ngọc Trân1, Lý Minh Hoàng1
1 Trường Đại học Võ Trường Toản
2 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kết quả lâm sàng và cận lâm sàng người bệnh điều trị bảo tồn vỡ gan trong chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 39 bệnh nhân điều trị bảo tồn vỡ gan trong chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ 04/2020 đến 4/2024. Kết quả nghiên cứu: Trong nghiên cứu nam giới gặp nhiều hơn nữ giới, độ tuổi trung bình là 35,7 tuổi. Nguyên nhân chính dẫn đến chấn thương là do tai nạn giao thông 94,8%. Triệu chứng phổ biến nhất là đau bụng, thường đi kèm với chảy máu nhẹ đến trung bình. Phân loại chấn thương theo AAST mức độ III chiếm nhiều nhất là 53,8%. Các yếu tố có liên quan đến mức độ tổn thương gan là mức độ mất máu, men gan và dịch ổ bụng. Kết luận: Qua nghiên cứu trên 39 bệnh nhân chấn thương gan cho thấy tất cả vào viện tình trạng đau bụng, mất máu từ nhẹ đến trung bình, men gan tăng, phân độ chấn thương theo AAST-2018 độ III là chủ yếu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phan Minh Trí, Đỗ Đình Công (2021), "Bệnh học Ngoại khoa Tiêu hoá", Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học.
2. Ibrahim Afifi, Sheraz Abayazeed, Ayman El-Menyar, et al (2018), "Blunt liver trauma: a descriptive analysis from a level I trauma center", BMC Surgery, 18, (1), pp. 42.
3. Nguyễn Quang Huy (2022), "Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của chấn thương gan được điều trị bảo tồn", Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 517, (Số 1).
4. Nguyễn Ngọc Hùng (2012), Nghiên cứu điều trị bảo tồn không mổ chấn thương gan, Luận án Tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Quỳnh và cộng sự (2021), "Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn vỡ gan do chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108", Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy, Tập 16, (Số đặc biệt 4).
6. Lê Anh Xuân và cộng sự (2019), "Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn vỡ gan trong chấn thương bụng kín tại Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An", Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Trung Ương Huế, (Số 53).
7. Phạm Tiến Biên, Nguyễn Hoàng Diệu, Trịnh Hồng Sơn (2020), "Nghiên cứu chẩn đoán chấn thương gan tại một số bệnh viện đa khoa tỉnh miền núi phía Bắc", Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy, Tập 14, (Số 3).
8. Sanoop Zachariah, Vergis Paul, Kocheril Mathews (2017), "Hepatic transaminases as predictors of liver injury in abdominal trauma", International Surgery Journal, 5, 181.