ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG CỦA BỆNH NHÂN ASPERGILLUS PHỔI LIÊN QUAN ĐẾN COVID-19 TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh Aspergillosis phổi liên quan đến COVID-19 (COVID-19-associated pulmonary Aspergillosis- CAPA) và tìm hiểu một số yếu tố tiên lượng tử vong. Đối tượng và phương pháp: Mô tả hồi cứu 65 bệnh nhân bệnh Aspergillosis phổi liên quan đến COVID-19 có thở máy tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ tháng 5 năm 2021 đến tháng 5 năm 2022, thu thập về các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và đánh giá các yếu tố tiên lượng tử vong. Kết quả: Tỷ lệ bệnh Aspergillosis phổi liên quan đến COVID-19 là 23,4% trong tổng số những bệnh nhân COVID-19 có thở máy, với tỷ lệ tử vong 64,6%. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 64,9 tuổi, có 42 bệnh nhân có mắc một bệnh nền trở lên chiếm 64,6%, trong đó tăng huyết áp 28 (43,1%) bệnh nhân và đái tháo đường là 11 (16,9%) bệnh nhân. Các chủng được xác định là Aspergillus fumigatus 58 trường hợp chiếm 89,2% và Aspergillus flavus 07 trường hợp chiếm tỷ lệ 10,8%. Yếu tố liên quan đến tỷ lệ tử vong là bệnh nhân có bệnh nền mạn tính, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh nhân tại thời điểm điều trị CAPA có sốc nhiễm khuẩn, giảm bạch cầu lympho máu dưới 1,0 G/l, giảm tiểu cầu máu dưới 150 G/l, cần hỗ trợ FiO2 ≥60% trên máy thở và điểm SOFA ≥7. Yếu tố độc lập có giá trị tiên lượng tử vong là bệnh nhân có bệnh nền mạn tính và có sốc nhiễm khuẩn ở thời điểm bắt đầu điều trị CAPA.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
COVID-19, Aspergillosis phổi liên quan đến COVID-19-CAPA.
Tài liệu tham khảo
2. Salmanton-García J, Sprute R, Stemler J, et al. COVID-19–Associated Pulmonary Aspergillosis, March–August 2020. Emerging Infectious Disease journal. 2021. 27(4):1077. doi:10.3201/ eid2704.204895.
3. Gioia F, Walti LN, Orchanian-Cheff A, et al. Risk factors for COVID-19-associated pulmonary Aspergillosis: a systematic review and meta-analysis. Lancet Respir Med. Mar 2024. 12(3): 207-216. doi:10.1016/S2213-2600(23)00408-3.
4. Koehler P, Bassetti M, Chakrabarti A, et al. Defining and managing COVID-19-associated pulmonary Aspergillosis: the 2020 ECMM/ISHAM consensus criteria for research and clinical guidance. Lancet Infect Dis. Jun 2021. 21(6): e149-e162. doi:10.1016/S1473-3099(20)30847-1.
5. Sharma A, Sharma A, Soubani AO. Incidence and inhospital outcomes of coronavirus disease 2019-associated pulmonary Aspergillosis in the United States. Ann Thorac Med. Jan-Mar 2024. 19(1):87-95. doi:10.4103/atm.atm_190_23.
6. Hong W, White PL, Backx M, et al. CT findings of COVID-19-associated pulmonary Aspergillosis: a systematic review and individual patient data analysis. Clin Imaging. Oct 2022. 90:11-18. doi:10.1016/j.clinimag.2022.07.003.
7. Wang Y, Yao Y, Zhang Q, et al. Clinical courses and outcomes of COVID-19 associated pulmonary Aspergillosis in 168 patients with the SARS-CoV-2 omicron variant. BMC Infect Dis. Jan 23 2024. 24(1):117. doi:10.1186/s12879-023-08971-w.
8. Iacovelli A, Oliva A, Mirabelli FM, et al. Risk factors for COVID-19 associated pulmonary Aspergillosis and outcomes in patients with acute respiratory failure in a respiratory sub-intensive care unit. BMC Infect Dis. Apr 11 2024. 24(1):392. doi:10.1186/s12879-024-09283-3.