CÁC YẾU TỐ DỰ BÁO LIÊN QUAN ĐẾN NHU CẦU HỖ TRỢ TÂM LÝ XÃ HỘI Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Hỗ trợ tâm lý xã hội ngày càng được xem là yếu tố quan trọng góp phần vào cải thiện sức khỏe tinh thần, chất lượng cuộc sống và các kết cuộc điều trị ở bệnh nhân ung thư nói chung. Tuy nhiên, các nghiên cứu tìm hiểu về nhu cầu hỗ trợ xã hội của bệnh nhân ung thư tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội và các yếu tố dự báo liên quan đến nhu cầu này ở bệnh nhân ung thư điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu TPHCM. Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 370 bệnh nhân ung thư từ đủ 18 tuổi trở lên đang điều trị tại Bệnh viện ung bướu TPHCM từ tháng 06 đến tháng 10 năm 2022. Sử dụng bộ câu hỏi có cấu trúc được soạn sẵn gồm đặc tính về nhân khẩu học, đặc điểm về tình trạng bệnh và thang đo kết cuộc là thang đo nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội PNI (Psychosocial Need Inventory). Kết quả từ mô hình đa biến cho thấy các yếu tố liên quan đến nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội gồm giới, học vấn, hôn nhân, bệnh kèm theo, con dưới 18 tuổi và hình thức điều trị có thể cho thấy nhóm đối tượng nào có điểm nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội cao với phương trình hồi quy tuyến tính đa biến y = 3.13 +0.25*giới + 0.13*học vấn + 0.16*hôn nhân + 0,20*bệnh kèm theo + 0.12*con dưới 18 tuổi + 0.12*hình thức điều trị. Trong đó, điểm nhu cầu cao nhất được dự đoán cho bệnh nhân nữ, học vấn cấp 3 trở lên, có tình trạng hôn nhân là góa hoặc ly thân, có từ hai con <18 tuổi cần chăm sóc, có bệnh mạn tính kèm theo và điều trị nội trú. Các điểm số nhu cầu thay đổi tùy thuộc vào từng đặc tính nền của từng bệnh nhân. Tuy nhiên, điều này vẫn cho thấy, nhìn chung trên toàn thể các bệnh nhân ung thư trong mẫu, nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội tổng quát là cao, trong đó việc hỗ trợ cho bệnh nhân có thể được gợi ý nhiều hơn ở một số đối tượng có đặc tính khác nhau.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội, ung thư, các yếu tố liên quan
Tài liệu tham khảo
2. Global Burden of Disease 2019 Cancer Collaboration, Kocarnik JM, Compton K, et al. Cancer Incidence, Mortality, Years of Life Lost, Years Lived With Disability, and Disability-Adjusted Life Years for 29 Cancer Groups From 2010 to 2019: A Systematic Analysis for the Global Burden of Disease Study 2019. JAMA Oncol. 2022;8(3): 420-444. doi:10.1001/ jamaoncol.2021.6987
3. Israel KC, Baruiz CP, Solis SH. Psychosocial needs and their determinants among patients with cancer. SPMC J Health Care Serv. 2016; 2(1):1. https://n2t.net/ark:/76951/ jhcs79xnr8
4. Phạm HN, Đặng TNT. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư đại trực tràng. VMJ. 2023;526(1A). doi:10.51298/vmj. v526i1A.5328
5. Hoàng Thị Quỳnh (2017). Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư và các yếu tố liên quan tại bệnh viện Ung Bướu Tp.HCM. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 21 (1), 149-158.
6. Đinh Thị Linh Chi. Chất lượng cuộc sống và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội ở bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021. Khóa luận Tốt nghiệp YHDP 2021, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
7. Võ Ý Lan (2020). Khả năng ứng phó với chẩn đoán - điều trị và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện Ung Bướu Tp.HCM. Tạp chí Ung thư Học Việt Nam, 2 (5), 463-469.