NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN RUNG NHĨ Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẠC LIÊU
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đái tháo đường típ 2 làm gia tăng tần suất xuất hiện các rối loạn nhịp, trong đó tương đối phổ biến là rung nhĩ. Một số nghiên cứu trên thế giới xác định tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến rung nhĩ ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2, tuy nhiên, tại Việt Nam nói chung và tại Bạc Liêu nói riêng chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả tỷ lệ và xác định một số yếu tố liên quan đến rung nhĩ ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên tổng số 184 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu từ tháng 4 năm 2023 đến tháng 3 năm 2024. Kết quả: Tổng cộng 184 bệnh nhân, nam giới là 47,8%, tuổi trung bình là 65,6 ± 10,6 năm, thời gian mắc bệnh trung bình là 11,3 ± 4,9 năm. Tỷ lệ rung nhĩ là 16,3% trong đó nam giới chiếm đa số. Có mối liên quan giữa giới tính, uống rượu bia, thời giam mắc bệnh trên 10 năm, HbA1c trên 6,5, tăng huyết áp và phương pháp điều trị với tỷ lệ rung nhĩ ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Tuổi, huyết áp tâm trương, LDL-c và HDL-c là các yếu tố độc lập có tác động đến khởi phát rung nhĩ. Kết luận: Tỷ lệ rung nhĩ trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 là 16,3% và có mối liên quan với giới tính, uống rượu bia, thời gian mắc đái tháo đường, HbA1c, tăng huyết áp và phương pháp điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đái tháo đường típ 2, rung nhĩ, một số yếu tố liên quan.
Tài liệu tham khảo
2. Fangel M.V et al. Glycemic Status and Thromboembolic Risk in Patients With Atrial Fibrillation and Type 2 Diabetes Mellitus: A Danish Cohort Study. Circ Arrhythm Electrophysiol, 2019. 12(5): p. e007030.
3. Seyed Ahmadi et al. Risk of atrial fibrillation in persons with type 2 diabetes and the excess risk in relation to glycaemic control and renal function: a Swedish cohort study. Cardiovasc Diabetol, 2020. 19(1): p. 9.
4. Matsumoto, C et al. Incidence of atrial fibrillation in elderly patients with type 2 diabetes mellitus. BMJ Open Diabetes Res Care, 2022. 10(2).
5. American Diabetes Association. Standards of medical care in diabetes—2022 abridged for primary care providers. Clinical Diabetes, 2022. 40(1): p. 10-38.
6. Hindricks, G et al. 2020 ESC Guidelines for the diagnosis and management of atrial fibrillation developed in collaboration with the European Association for Cardio-Thoracic Surgery (EACTS) The Task Force for the diagnosis and management of atrial fibrillation of the European Society of Cardiology (ESC) Developed with the special contribution of the European Heart Rhythm Association (EHRA) of the ESC. European heart journal, 2021. 42(5): p. 373-498.
7. Fatemi, O et al. Impact of intensive glycemic control on the incidence of atrial fibrillation and associated cardiovascular outcomes in patients with type 2 diabetes mellitus (from the Action to Control Cardiovascular Risk in Diabetes Study). The American journal of cardiology, 2014. 114(8): p. 1217-1222.
8. Đặng Thị Soa, Nguyễn Huy Lợi. Đánh giá sử dụng thuốc trên bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh lý van tim điều trị tại Trung tâm tim mạch Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Tạp chí Y học Việt Nam tập 516 số 1, 2022: tr. 332-337.
9. Trương Bảo Ân. Nghiên cứu kết quả dự phòng đột quỵ bằng thuốc kháng đông đường uống không kháng vitamin K ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim tại Khoa lão - nội tiết, Bệnh viện Tim mạch An Giang. Bệnh viện Tim mạch An Giang, 2023: tr. 164-177.
10. Tolstrup, J.S et al. Alcohol consumption and risk of atrial fibrillation: Observational and genetic estimates of association. European journal of preventive cardiology, 2016. 23(14): p. 1514-1523.