TỈ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TRẦM CẢM SAU ĐỘT QUỴ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hàng năm, trên thế giới có khoảng 16 triệu người bị đột quỵ lần đầu, tử vong khoảng 5,7 triệu, khoảng 12,6 triệu người bị khuyết tật mức độ vừa và nặng sau đột quỵ. Các di chứng thường gặp của đột quỵ như té ngã, loét do tỳ đè, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi, trầm cảm, huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi. Trong đó trầm cảm sau đột quỵ là một di chứng phổ biến và nặng nề của tai biến mạch máu não. Vì những lý do trên, để có thể tìm ra các yếu tố nguy cơ nhằm giúp tiên lượng và đưa ra kế hoạch can thiệp điều trị sớm và mang lại kết quả tốt nhất cho người bệnh, từ đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỉ lệ trầm cảm sau đôt quỵ và một số yếu tố nguy cơ trầm cảm sau đột quỵ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang có phân tích, được thực hiện trên bệnh nhân đột quỵ não được điều trị tại khoa Nội thần kinh Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ. Kết quả: Sau khi phân tích số liệu tổng hợp từ 352 bệnh nhân, tỉ lệ trầm cảm sau độ quỵ là 22,4%. Ghi nhận có 2 yếu tố nguy cơ có liên quan đến trầm cảm sau đột quỵ là giới tính và tiền sử hút thuốc lá. Trong đó tỉ lệ trầm cảm sau đột quy ở nam giới cao hơn so với nữ giới, với OR=2,022 (95% CI là 1,19-3,436), p<0,05 với phép kiểm Fisher và bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá có nguy cơ mắc trầm cảm sau đột quỵ gấp 2,402 so với bệnh nhân không hút thuốc lá (OR=2,402; 95%CI=1,436-4,019) lần với p<0,001 với phép kiểm Fisher. Không ghi nhận mối liên quan giữa loại đột quỵ, vị trí tổn thương, và các yếu tố khác liên quan đến trầm cảm sau đột quỵ
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đột quỵ, trầm cảm sau đột quỵ, yếu tố nguy cơ trầm cảm sau đột quỵ
Tài liệu tham khảo
2. Đoàn Hữu Nhân (2019), Khảo sát tỉ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân sau đột quỵ điều trị tài bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
3. Lê Cao Thái (2013), Đánh giá đặc tính tương đồng giữa giải phẫu thần kinh và trầm cảm sau đột quỵ nhồi máu não cấp., Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
4. Ayasrah S. M., Ahmad M. M., Basheti I. A. (2018), "Post-Stroke Depression in Jordan: Prevalence Correlates and Predictors", J Stroke Cerebrovasc Dis, 27 (5), pp. 1134-1142.
5. Guo J., Wang J., Sun W., et al. (2022), "The advances of post-stroke depression: 2021 update", J Neurol, 269 (3), pp. 1236-1249.
6. Ishida Koto (2020), "Complications of stroke: An overview".
7. Zhang Y., Zhao H., Fang Y., et al. (2017), "The association between lesion location, sex and poststroke depression: Meta-analysis", Brain Behav, 7 (10), pp. e00788.