ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG TRÊN CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY PHỐI HỢP VỚI THANG ĐIỂM RICH Ở BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT NÃO TRÊN LỀU DO TĂNG HUYẾT ÁP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá một số yếu tố tiên lượng tử vong trên cắt lớp vi tính đa dãy phối hợp với thang điểm rICH ở bệnh nhân xuất huyết não trên lều do tăng huyết áp, so sánh giá trị tiên lượng với thang điểm ICH, MICH. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 124 bệnh nhân xuất huyết não trên lều do tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ từ tháng 02/2022 đến tháng 02/2024 nhằm xác định một số yếu tố tiên lượng tử vong trong 90 ngày. Sử dụng đường cong ROC để tính giá trị tiên lượng của một số yếu tố nguy cơ tử vong và so sánh giá trị tiên lượng của thang điểm rICH với thang điểm ICH, MICH. Kết quả: Tổng số 124 bệnh nhân được chọn gồm 91 nam (73,38%); tuổi trung bình 64,67±13,22; tỷ lệ tử vong trong 90 ngày là 30,65%. Tỷ suất chênh cho thấy tuổi ≥70 (OR: 3,095; 95%CI: 1,3856,916), GCS ≤12 (OR: 69,067; 95%CI: 9,024-528,607), thể tích xuất huyết ≥30cm3(OR: 3,176; 95%CI: 1,439-7,009), xuất huyết não thất (OR: 11,71; 95%CI: 4,145-33,079), IVHS >12 (OR:5, 95%CI: 1,625-15,386) là yếu tố tiên lượng độc lập nguy cơ tử vong của bệnh nhân. Thang điểm rICH tiên lượng tử vong trong 90 ngày với diện tích dưới đường cong: AUROC=0,863 (95%CI:0,79-0,918), tại điểm cắt >1 có độ nhạy 97,4%; độ đặc hiệu 62,8%. Kết luận: Thể tích xuất huyết ≥30cm3, xuất huyết não thất, điểm IVHS>12, điểm GCS ≤12, thang điểm rICH có giá trị cao xác định tiên lượng tử vong ở bệnh nhân xuất huyết não trên lều do tăng huyết áp; tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi so sánh các thang điểm với nhau.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: Xuất huyết não do tăng huyết áp, xuất huyết trên lều, điểm xuất huyết nội sọ, cắt lớp vi tính đa dãy.
Tài liệu tham khảo
2. Hegde A, Menon G. Modifying the intracerebral haemorrhage score to suit the needs of the developing world. Ann Indian Acad Neurol. 2018;21(4):270. doi:10.4103/aian.AIAN_419_17
3. Hemphill JC, Bonovich DC, Besmertis L, et al. The ICH score: a simple, reliable grading scale for intracerebral haemorrhage. Stroke. Apr 2001;32(4):891-7.
4. Cho DY, Chen CC, Lee WY, et al. A new Modified Intracerebral Hemorrhage Score for treatment decisions in basal ganglia haemorrhage—a randomised trial. Critical Care Medicine. 2008; 36(7): 2151. doi:10.1097/CCM. 0b013e318173fc99
5. Trần Thị Kiều Diễm, Nguyễn Đình Toàn. Nghiên cứu phân tầng nguy cơ dự báo tiên lượng trong 30 ngày ở bệnh nhân xuất huyết não. Tạp chí Y Dược học. Tập 6, số 5, tháng 10, 2016. doi: 10.34071/jmp.2016.5.11
6. Hallevi H, Dar NS, Barreto AD, et al. The IVH Score: A novel tool for estimating intraventricular haemorrhage volume: Clinical and research implications*: Critical Care Medicine. 2009;37(3): 969-e1. doi:10.1097/ CCM.0b013e318198683a
7. Rahmani F, Rikhtegar R, Ala A, et al. Predicting 30-day mortality in patients with primary intracerebral haemorrhage: Evaluation of the value of intracerebral haemorrhage and modified new intracerebral haemorrhage scores. Iranian Journal of Neurology. 2018;17(1):47.
8. Li R, Yang WS, Wei X, et al. The slice score: A novel scale measuring intraventricular haemorrhage severity and predicting poor outcome following intracerebral haemorrhage. Clinical Neurology and Neurosurgery. 2020;195: 105898. doi:10.1016/j.clineuro.2020. 10589814.