ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI PHẾ QUẢN KẾT HỢP KHÍ DUNG HEPARIN VÀ N-ACETYLCYSTEIN TRÊN MỘT SỐ CHỈ SỐ HÔ HẤP VÀ KHÍ MÁU Ở BỆNH NHÂN BỎNG HÔ HẤP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng của nội soi phế quản kết hợp khí dung Heparin và N-Acetylcystein trên một số chỉ số hô hấp và khí máu ở bệnh nhân bỏng hô hấp. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp trên 76 bệnh nhân bỏng lứa tuổi trường thành có tổn thương bỏng đường hô hấp kết hợp, nhập viện trong 48 giờ từ khi bị bỏng. Bệnh nhân điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Bỏng Quốc Gia Lê Hữu Trác từ 11/2021 đến 2/2024. Các bệnh nhân được phân nhóm ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm 1 (nhóm chứng) được điều trị theo phác đồ thường quy, nhóm 2 (nhóm can thiệp) được điều trị theo phác đồ kết hợp nội soi phế quản điều trị và khí dung hô hấp Heparin và N-Acetylcystein. Kết quả: Các bệnh nhân nghiên cứu là các bệnh nhân bỏng nặng với trung bình diện tích bỏng > 60% và diện tích bỏng sâu gần 40% diện tích cơ thể. Không có sự khác biệt về đặc điểm dịch tễ và các chỉ số khí máu khi nhập viện giữa hai nhóm nghiên cứu. Tỷ lệ có hình ảnh tổn thương phổi trên hình ảnh X-Quang 31 bệnh nhân (40,8%) và tương đương ở hai nhóm bệnh nhân nghiên cứu (p>0,05). Các chỉ số hô hấp nhóm 2 gồm tỷ lệ PaO2/FiO2 tăng và trung bình đạt trên 300 mmHg ở ngày thứ 7, độ giãn nở phổi Compliance tăng trung bình trên 40 ml/cmH2O từ ngày thứ 4 và đạt được 50 ml/cmH2O vào ngày thứ 7, nồng độ PaCO2 ngày thứ 5 tăng cao 48 mmHg các ngày còn lại thấp hơn 45 mmHg, áp lực bình nguyên Pplateau giảm trung bình 1,814 cmH2O. Sự thay đổi các chỉ số hô hấp của 2 nhóm bệnh nhân nghiên cứu đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: Phương pháp điều trị bỏng hô hấp bằng nội soi phế quản kết hợp khí dung Heparin và N-Acetylcystein chưa thay đổi tỷ lệ viêm phổi so với phương pháp điều trị thường quy nhưng đã cải thiện tích cực các chỉ số hô hấp trên bệnh nhân bỏng hô hấp
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nội soi phế quản, khí dung hô hấp, bỏng hô hấp
Tài liệu tham khảo
2. Lan X., Huang Z., Tan Z. và cộng sự. (2020). Nebulized heparin for inhalation injury in burn patients: a systematic review and meta-analysis. Burns & Trauma, 8, tkaa015.
3. Carr J.A. và Crowley N. (2013). Prophylactic sequential bronchoscopy after inhalation injury: results from a three-year prospective randomized trial. Eur J Trauma Emerg Surg, 39(2), 177–183.
4. Nguyễn Ngọc Tuấn và cộng sự. (2018) Giáo trình Bỏng dành cho đối tượng sau đại học. NXB QĐND, Hà Nội. Chương IV. trang 296 - 343
5. Walsh D.M., McCullough S.D., Yourstone S. và cộng sự. (2017). Alterations in airway microbiota in patients with PaO2/FiO2 ratio ≤ 300 after burn and inhalation injury. PLOS ONE, 12(3), e0173848.
6. Gupta K., Mehrotra M., Kumar P. và cộng sự. (2018). Smoke Inhalation Injury: Etiopathogenesis, Diagnosis, and Management. Indian Journal of Critical Care Medicine, 22(3), 180–188.
7. Spinou A. và Koulouris N.G. (2018). Current clinical management of smoke inhalation injuries: a reality check. European Respiratory Journal, 52(6).