ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG CHÓP XOAY TRÊN HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ 3.0 TESLA Ở BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG CHÈN ÉP DƯỚI MỎM CÙNG VAI

Hoàng Xuân Bình1, Nguyễn Minh Hải2,
1 Bệnh viện Quân y 354
2 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định đặc điểm hình ảnh tổn thương chóp xoay trên cộng hưởng từ 3.0 Tesla ở bệnh nhân có hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 60 BN có hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai trên lâm sàng, được chụp cộng hưởng từ (MRI) 3.0T, tại khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Quân y 354 từ tháng 4/2023 – 4/2024. Kết quả: Gân trên gai là vị trí tổn thương gặp nhiều nhất (98,3%); đa số các trường hợp tổn thương 1 gân (43,3%) và 2 gân (40%); hình thái tổn thương gân chủ yếu là viêm gân (53,3%) và rách bán phần gân (36,2%); Trong rách bán phần gân, vị trí rách ở mặt khớp gặp chủ yếu (57,9%) và mức độ thấp gặp đa số (42,1%). Kết luận: Tổn thương gân chóp xoay là thường gặp trong hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai, trong đó gân trên gai là vị trí tổn thương được chẩn đoán nhiều nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Tekavec E., Jöud A., Rittner R. et al. (2012), "Population-based consultation patterns in patients with shoulder pain diagnoses", BMC musculoskeletal disorders, 13(1), pp. 1-8.
2. Koganti D.V, Lamghare P., Parripati V.K et al. (2022), "Role of magnetic resonance imaging in the evaluation of rotator cuff tears", Cureus, 14(1).
3. Nguyệt; Đặng Bích, Long; Nguyễn Tiến, Lệnh; Bùi Văn et al. (2021), "Giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán hội chứng hẹp dưới mỏm cùng vai", Vietnam Jounal of Community Medicine, 62(6), pp. 23 - 30..
4. Ravikanth R., Majumdar P. (2019), "Magnetic resonance imaging diagnosis of rotator cuff tears in subacromial impingement syndrome: A retrospective analysis of large series of cases from a single center", Apollo Medicine, 16(4), pp. 208-212.
5. Ardic F., Kahraman Y., Kacar M. et al. (2006), "Shoulder impingement syndrome: relationships between clinical, functional, and radiologic findings", American journal of physical medicine rehabilitation, 85(1), pp. 53-60..
6. Freygant M., Dziurzyńska-Białek E., Guz W. et al. (2014), "Magnetic resonance imaging of rotator cuff tears in shoulder impingement syndrome", Polish journal of radiology, 79, pp. 391.
7. Sasiponganan C., Dessouky R., Ashikyan O. et al. (2019), "Subacromial impingement anatomy and its association with rotator cuff pathology in women: radiograph and MRI correlation, a retrospective evaluation", Skeletal Radiology, 48, pp. 781-790.
8. Jacobson J.A, Lancaster S., Prasad A. et al. (2004), "Full-thickness and partial-thickness supraspinatus tendon tears: value of US signs in diagnosis", Radiology, 230(1), pp. 234-242.
9. Kumar G., Phatak S.V, Lakhkar B. et al. (2017), "Diagnostic role of magnetic resonance imaging in rotator cuff pathologies", Journal of Datta Meghe Institute of Medical Sciences University, 12(1), pp. 7.