KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT NỘI SOI NỐI MẬT RUỘT VÀ VỊ TRÀNG Ở BỆNH NHÂN U ĐẦU TUỴ GIAI ĐOẠN TIẾN TRIỂN

Nguyễn Quốc Vinh1,2,, Nguyễn Hải Sơn1
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh cơ sở 2
2 Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phẫu thuật cắt khối tá tuỵ là phương pháp điều trị mang ý nghĩa triệt căn đối với ung thư đầu tuỵ. Tuy nhiên, có đến 80% trường hợp u đầu tuỵ được chẩn đoán ở giai đoạn tiến xa không còn khả năng thực hiện được phẫu thuật này. Phẫu thuật nối mật ruột và vị tràng là lựa chọn điều trị giảm nhẹ hiệu quả dành cho các bệnh nhân u đầu tuỵ giai đoạn tiến triển mà có tắc mật hoặc tắt tá tràng. Chúng tôi thực hiện phẫu thuật nội soi nối mật ruột và vị tràng thay cho phẫu thuật mở kinh điển nhằm mong muốn mang lại những lợi điểm của phẫu thuật ít xâm lấn cho người bệnh. Phương pháp: Hồi cứu mô tả cắt ngang. Tiêu chuẩn chọn bệnh là những bệnh nhân được chẩn đoán u đầu tuỵ giai đoạn tiến triển được thực hiện phẫu thuật nội soi nối mật ruột và vị tràng tại khoa Ngoại Gan Mật Tuỵ bệnh viện Chợ Rẫy từ 10/2021 đến 02/2023. Loại trừ những trường hợp hồ sơ bệnh án không đủ dữ liệu nghiên cứu. Kết quả: Chúng tôi hồi cứu được 30 trường hợp thoả tiêu chuẩn nghiên cứu. Tuổi trung bình là 63,9 ± 8,5, tỉ lệ nam/nữ = 1/2. Biểu hiện lâm sàng gồm đau bụng (97%), vàng da (87%) và nôn ói (27%). Kích thước u = 4,3 ± 1,3 cm. Có 86,7% có xâm lấn bó mạch mạc treo tràng trên và 26,7% tắc tá tràng. Kết quả thành công về mặt kĩ thuật là 100%, không có tai biến trong mổ. Thời gian mổ trung bình 171± 25,3 phút, máu mất 43,7± 18,1ml. Sau phẫu thuật, nồng độ bilirubin và men gan giảm có ý nghĩa thống kê so với trước phẫu thuật. Tỉ lệ nôn sau mổ là 3,3% đáp ứng với điều trị nội khoa. Không có biến chứng hoặc tử vong sau mổ. Thời gian nằm viện trung bình 6,95 ngày. Kết luận: Phẫu thuật nội soi nối mật ruột và vị tràng điều trị bệnh lý u đầu tuỵ giai đoạn trễ là một kĩ thuật khả thi và an toàn. Tuy nhiên, phẫu thuật này cần phẫu thuật viên có kỹ năng và thời gian phẫu thuật còn tương đối dài

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lowe S. Correlation Between Quality of Life, Nutrition Status, and Disease Stage Among Pancreatic and Periampullary Cancer Patients. Master of Public Health. University of North Carolina at Chapel Hill; 2014. https://cdr.lib. unc.edu/concern/masters_papers/2r36v043t
2. Nguyễn Anh Binh. Kết quả phẫu thuật nối tắt mật ruột trên bệnh nhân ung thư quanh bóng Vater. Luận văn thạc sĩ. Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh; 2017.
3. Ducreux M, Cuhna AS, Caramella C, et al. Cancer of the pancreas: ESMO Clinical Practice Guidelines for diagnosis, treatment and follow-up. Annals of oncology. 2015;26(5):v56-v68.doi:10./annonc/mdv295.
4. Singh S, Sachdev AK, Chaudhary A, et al. Palliative surgical bypass for unresectable periampullary carcinoma. Hepatobiliary & Pancreatic Diseases International: HBPD INT. 2008; 7(3):308-312.
5. Kneuertz PJ, Cunningham SC, Cameron JL, et al. Palliative surgical management of patients with unresectable pancreatic adenocarcinoma: trends and lessons learned from a large, single institution experience. J Gastrointest Surg. 2011; 15 (1917-1927.doi:10.1007/s11605-011-1665-9.
6. Lê Đức Hải. Kết quả sớm của phẫu thuật nội soi hoàn toàn nối mật ruột, nối vị tràng ở bệnh nhân ung thư quanh bóng vater giai đoạn trễ. Luận văn chuyên khoa cấp II. Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh; 2018.
7. Kohan G, Ocampo CG, Zandalazini HI, et al. Laparoscopic hepaticojejunostomy and gastrojejunostomy for palliative treatment of pancreatic head cancer in 48 patients. Surg Endosc J. 2015;29(7):1970-1975.doi:10.1007/ s00464-014-3894-y.
8. Hamade AM, Al-Bahrani AZ, Owera AMA, et al. Therapeutic, prophylactic, and preresection applications of laparoscopic gastric and biliary bypass for patients with periampullary malignancy. Surg Endosc J. 2005;19(1333-1340.doi:10.1007/s00464-004-2282-4.
9. Rhodes M, Nathanson L, Fielding G. Laparoscopic biliary and gastric bypass: a useful adjunct in the treatment of carcinoma of the pancreas. Gut. 1995; 36(5):778-780.doi: 10.1136/ gut.36.5.778.