GIÁ TRỊ CỦA XÉT NGHIỆM HPV ĐẦU TAY TRONG TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

Vũ Thị Nhung1,, Nguyễn Minh Hiền2
1 Bệnh viện Hùng Vương
2 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mặc dù FDA phê duyệt tầm soát đầu tay với cobas® HPV Test vào tháng 4/2014 thay cho PAP test đầu tay và Bộ Y tế Việt Nam cũng đã phê duyệt quyết dịnh tầm soát UTCTC số 1639 ngày 19/3/2021 với xét nghiệm HPV đơn độc hoặc phối hợp với PAP nhưng Bác sĩ vẫn chưa mạnh dạn  để làm xét nghiệm HPV đầu tay trong khi theo các nghiên cứu trên thế giới đã ghi nhận tỉ lệ phụ nữ có PAP âm tính và HPV dương tính phát hiện các tổn thương từ CIN 2 trở lên là 15-25%. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ các trường hợp tổn thương tiền ung thư cổ tử cung, ung thư cổ tử cung có kết quả PAP âm tính và HPV dương tính để cung cấp chứng cứ giúp chuyển đổi tư duy và thói quen của NVYT đối với việc tầm soát UTCTC. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang hồi cứu. Đối tượng nghiên cứu: Phụ nữ khám phụ khoa có thực hiện tầm soát TCTC với phết tế bào cổ tử cung (PAP) và xét nghiệm HPV, có kết quả sinh thiết cổ tử cung bất thường tại bệnh viện Hùng Vương. Cỡ mẫu lấy mẫu toàn bộ trong năm 2021. Cách chọn mẫu: Hồ sơ ngoại trú có đầy đủ các xét nghiệm PAP, HPV và kết quả Giải phẫu bệnh đọc tại BV Hùng Vương. Kết quả: Sự tương thích giữa PAP và HPV chiếm tỷ lệ 39,3% (101/257). Sự bất tương thích giữa PAP và HPV chiếm tỷ lệ 60,7% (156/257) trong đó PAP (-) nhưng HPV (+) là 46,7%. Dựa vào GPB: tỷ lệ PAP không phát hiện bệnh là 51,4%. Những trường hợp tổn thương từ CIN 2 trở lên thì tỉ lệ PAP không phát hiện là 12%  trong đó có 1 trường hợp là ACC và 1 là AGC. Đối với HPV: HPV (-) là 18,7% Dối với những trường hợp tổn thương từ CIN 2 trở lên tỉ lệ HPV(-) là 3,1% trong đó có 1 trường hợp AGC. Tỉ lệ PAP (+) và HPV (-) trên tổng số ca bệnh là 14% (36/257), trong đó 83,3% là CIN1 và 16,7% là CIN2+ cần theo dõi điều trị, không có UTCTC. Sàng lọc UTCTC với PAP test bỏ sót bệnh gấp 2,75 lần so với HPV test. Đối với những trường hợp CIN 2+ thì tỷ lệ PAP không phát hiện bệnh gấp 3,9 lần so với HPV test. Kết luận: Để giúp phòng chống UTCTC hiệu quả, người cán bộ y tế nên thực hiện xét nghiệm HPV đầu tay. Khi xét nghiệm này dương tính sẽ soi cổ tử cung để sinh thiết nếu cần. Sau đó cần làm lại PAP test để đánh giá tình trạng bệnh lý cổ tử cung hiện có để tiện theo dõi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Akagi, K.; Li, J.; Broutian, T.R.; Padilla-Nash, H.; Xiao, W.; Jiang, B.; Rocco, J.W.; Teknos, T.N.; Kumar, B.; Wangsa, D.; et al. Genome-wide analysis of HPV integration in human cancers reveals recurrent, focal genomic instability. Genome Res. 2013, 24, 185–1
2. Bruno César Teodoro Martins (2022) Bacterial vaginosis and cervical human PAPillomavirus infection in young and adult women: a systematic review and meta-analysis Rev Saude Publica. 2022; 56: 113
3. Hiroshi Yoshida, Kouya Shiraishi, Tomoyasu Kato (2021) Molecular Pathology of Human PAPilloma Virus-Negative Cervical Cancers Cancers 2021, 13(24), 6351
4. Katki, H.A.; Kinney, W.K.; Fetterman, B.; Lorey, T.; Poitras, N.E.; Cheung, L.; Demuth, F.; Schiffman, M.; Wacholder, S.; Castle, P.E. Cervical cancer risk for women undergoing concurrent testing for human PAPillomavirus and cervical cytology: A population-based study in routine clinical practice. Lancet Oncol. 2011, 12, 663–672
5. Neerja Bhatla, Seema Singhal (2020) Primary HPV screening for cervical cancer Volume 65, May 2020, Pages 98-108
6. Park, I.U., Wojtal, N., Silverberg, M.J., Bauer, H.M., Hurley, L.B., Manos, M.M.: Cytology and Human PAPillomavirus Co-Test Results Preceding Incident High-Grade Cervical Intraepithelial Neoplasia. PLoS One. 10, e0118938 (2015). https://doi.org/10.1371/journal.pone.0118938
7. Wright T, et al. (2015) Primary cervical cancer screening with human PAPillomavirus: end of study results from the ATHENA study using HPV as the first-line screening test Gynecol Oncol. 2015;136:189–197
8. Zhao, C., Amin, M., Weng, B., Chen, X., Kanbour-Shakir, A., Austin, R.M.: Cytology and human papillomavirus screening test results associated with 2827 histopathologic diagnoses of cervical intraepithelial neoplasia 2/3. Arch Pathol Lab Med. 137, 942–947 (2013).