ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SỐNG Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TRIỆT CĂN TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU ĐÀ NẴNG

Lê Kim Trọng1,, Nguyễn Thế Huynh2, Nguyễn Hoàng Thùy Linh3, Nguyễn Vũ Quốc Huy3
1 Trường Y Dược, Đại học Đà Nẵng
2 Bệnh viện 199 Đà Nẵng
3 Trường Đại học Y-Dược, Đại học Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Điều trị triệt căn giúp cải thiện tiên lượng ung thư vú (UTV), tuy nhiên sau điều trị bệnh nhân (BN) đối diện nguy cơ suy giảm chất lượng sống (CLS). Vì vậy, đề tài thực hiện với 2 mục tiêu: (1) Đánh giá CLS ở BN UTV được điều trị triệt căn tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng theo thang điểm EORTC QLQ-BR23. (2)Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến CLS theo thang điểm EORTC QLQ – BR23. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 250 BN UTV điều trị triệt căn và tái khám trong 12-18 tháng tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng từ 07/2022 đến 05/2023. Kết quả: Thang đo EORCT QLQ-BR23 đặc thù cho BN UTV được đánh giá CLS trên bệnh nhân UTV với điểm trung bình CLS chức năng là 57,6 ± 11,3; trong đó điểm hình ảnh cơ thể cao nhất với 71,0 điểm; chức năng tình dục, hưởng thụ tình dục có điểm thấp nhất với lần lượt 51,5 và 40,4 điểm. Điểm trung bình CLS triệu chứng là 26,3 ± 10,2; buồn vì rụng tóc có điểm cao nhất (51,3), triệu chứng vú có điểm thấp nhất (11,6). Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố liên quan đến CLS theo EORCT QLQ-BR23, cụ thể: các yếu tố liên quan với giảm CLS lĩnh vực chức năng gồm: trình độ học vấn cao, kết hợp nhiều phương thức điều trị cùng với phẫu thuật, mức độ hỗ trợ xã hội thấp. Yếu tố liên quan với giảm CLS lĩnh vực triệu chứng gồm: BMI cao, phương pháp điều trị kết hợp với phẫu thuật. Kết luận: Cần chú trọng đánh giá và cải thiện CLS của BN UTV sau điều trị triệt căn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Bá Đức (2003), "Chăm sóc điều trị triệu chứng cho bệnh nhân ung thư", Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 64.
2. Lưu Quốc Quang (2017), "Giá trị của bộ công cụ EORTC QLQ-BR53 để đo lường chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Ung thư học Việt Nam, tr. 258-268.
3. Nguyễn Đức Thành và cộng sự (2020), "Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư vú sau phẫu thuật", Tạp chí Y học Lâm sàng, 60.
4. El Fakir S., et al (2014), "The European Organization for Research and Treatment of Cancer quality of life questionnaire-BR23 Breast Cancer-Specific Quality of Life Questionnaire: psychometric properties in a Moroccan sample of breast cancer patients", BMC Res Notes, 7, p. 53.
5. Mahmood A., Amen M. (2022), "Association between Social Support and Quality of Life in Patients with Breast Cancer at Hiwa Cancer Hospital in Sulaimani City/Iraq", Mosul Journal of Nursing, 10(1), pp. 16-26.
6. Smail L., et al (2022), "Quality of Life of Emirati Women with Breast Cancer", Int J Environ Res Public Health, 20(1).
7. Sung H., et al (2021), "Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries", CA Cancer J Clin, 71(3), pp. 209-249.
8. Sharma N., Purkayastha A. (2017), "Factors Affecting Quality of Life in Breast Cancer Patients: A Descriptive and Cross-sectional Study with Review of Literature", J Midlife Health, 8(2), pp. 75-83.
9. Xia J., et al (2018), "Predictors of the quality of life in Chinese breast cancer survivors", Breast Cancer Res Treat, 167(2), pp. 537-545.