ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RÒ HẬU MÔN TÁI PHÁT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

Nguyễn Tuấn Cảnh1,, Nguyễn Thị Quỳnh Mi1
1 Trường Đại học Võ Trường Toản

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Để có thể đánh giá kết quả rõ hơn về phẫu thuật điều trị rò hậu môn tái phát tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị rò hậu môn tái phát tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả trên 80 bệnh nhân đã được phẫu thuật ít nhất 1 lần, vẫn chưa khỏi (cả những bệnh nhân mổ các lần trước ở tuyến dưới, cả những bệnh nhân rạch áp xe) mà được chẩn đoán xác định áp xe, rò hậu môn. Kết quả: Phân loại rò: 72,4% rò xiên cơ thắt, 21,3% áp xe đơn thuần, 6,3% rò phức tạp. Đa số các ca (86,3%) phải sử dụng thuốc giảm đau thông thường, một tỷ lệ nhỏ (7,4%) phải sử dụng morphin để giảm đau. Đại tiện không tự chủ đa phần các ca (93,7%) ở mức độ 1 (độ nhẹ) và  ở mức độ 2 (6,3%). Có 12,4% gặp chảy máu sau mổ nhưng không cần mổ lạ và 1 ca (1,3%) gặp chảy máu và phải mổ lại. Xử trí bí đái sau phẫu thuật (với 9 ca) đa số (77,8%) được áp dụng biện pháp chườm nóng và 22,2% phải đặt sonde tiểu. Có 81% đạt kết quả tốt và 19% đạt kết quả trung bình, không có trường hợp nào kết quả kém. Kết luận: Cần lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp với từng loại rò hậu môn và điều kiện của từng tuyến bệnh viện để tăng hiệu quả điều trị. Phương pháp điều trị rò hậu môn tái phát được áp dụng khá an toàn và hiệu quả, với tỷ lệ biến chứng thấp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đau sau phẫu thuật vẫn là vấn đề cần được kiểm soát tốt hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đoàn Quốc Hưng (2020), Bài giảng bệnh học ngoại khoa – Dùng cho sinh viên năm thứ 6”, Nhà xuất bản y học, Đại học Y Hà Nội.
2. Đỗ Đình Công (2007), “Kết quả sớm điều trị phẫu thuật bệnh rò hậu môn”, Y học thực hành, 11, tr. 173-175.
3. Tăng Huy Cường (2011), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật lại rò hậu môn tại Bệnh viện Việt Đức, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Manothay Toulabouth, Nguyễn Đoàn Văn Phú (2019), “Đánh giá kết quả điều trị rò hậu môn tái phát”, Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 2 - tháng 4/2019, tr. 45 - 48.
5. Trịnh Hồng Sơn (2011), “Phẫu thuật điều trị rò hậu môn tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình”, Y học thực hành, 7, tr. 43-201.
6. Nguyễn Xuân Hùng (2008), “Đánh giá kết quả điều trị rò hậu môn tại bệnh viện Việt Đức trong giai đoạn 2003 – 2006”, Tạp chí Y học Việt Nam, tr. 45 - 52.
7. Nguyễn Sơn Hà (2007), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật rò hậu môn tại bệnh viện Việt Đức - Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.