KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM NẤM CANDIDA XÂM LẤN Ở TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

Võ Loan Anh1, Nguyễn Thu Tịnh2,
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang
2 Đại học Y Dược TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nhiễm Candida xâm lấn (NCXL) tại các đơn vị chăm sóc sơ sinh đặc biệt (NICU) là nguyên nhân gây ra các bệnh tật nặng và tử vong đáng kể. Chẩn đoán sớm và điều trị vẫn còn nhiều thách thức. Trong nước hiện ít thông tin về kết quả điều trị trẻ sơ sinh NCXL. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu đánh giá các kết quả điều trị trẻ sơ sinh NCXL. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu loạt ca, dữ liệu từ hồ sơ bệnh án ở trẻ sơ sinh nhập khoa Sơ sinh và Hồi sức sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 2 từ ngày 11/04/2021 đến ngày 15/06/2023. Kết quả: Có 104 trẻ nhiễm Candida xâm lấn với 106 đợt NCXL trong thời gian nghiên cứu. Sinh non chiếm 83 truòng hợp (79,8%), trung vị tuổi thai là 31,0 tuần [27,0; 36,0], trung vị cân nặng là 1400 g [1050; 2475], trung vị ngày tuổi bắt đầu NCXL là 24,5 ngày tuổi [17,0; 39,3].  Trong 106 đợt NCXL, loài Candida gặp nhiều nhất là C. parapsilosis (48/106; 45,3%), kế đến là C. albicans (34/106; 32,0%). Dạng lâm sàng phổ biến nhất là nhiễm nấm máu đơn độc chiếm 89,4%. Tỉ lệ tử vong chung là 35,6%, tử vong cao trong nhóm cực nhẹ cân là 50%, nhóm ≥ 1000g là 33%, tử vong trong nhóm NCXL nhiều vị trí là 50%, nhiễm nấm vị trí khác ngoài máu là 80%, chỉ nhiễm Candida máu là 32,3%. Kết luận: Nhiễm nấm xâm lấn sơ sinh diễn ra hầu hết ở nhóm trẻ sinh non, loài C. parapsilisis chiếm tỉ lệ cao nhất. Tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh NCXL còn cao, tập trung vào nhóm trẻ có cân nặng lúc sinh < 1000g, NCXL nhiều vị trí hoặc vị trí khác ngoài máu, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc can thiệp có mục tiêu và cải thiện các qui trình quản lý.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Arendrup MC, Fisher BT, Zaoutis TE. Invasive fungal infections in the paediatric and neonatal population: diagnostics and management issues. Clinical microbiology and infection : the official publication of the European Society of Clinical Microbiology and Infectious Diseases. Jul 2009; 15(7): 613-24. doi:10.1111/j.1469-0691.2009.02909.x
2. Stoll BJ, Hansen N, Fanaroff AA, et al. Late-onset sepsis in very low birth weight neonates: the experience of the NICHD Neonatal Research Network. Pediatrics. Aug 2002;110(2 Pt 1):285-91. doi:10.1542/peds.110.2.285
3. Bassetti M, Azoulay E, Kullberg B-J, et al. EORTC/MSGERC definitions of invasive fungal diseases: summary of activities of the Intensive Care Unit Working Group. 2021;72 (Supplement_2):S121-S127.
4. Nguyễn Tấn Hải NTTL, Huỳnh Thị Duy Hương. Đặc điểm nhiễm nấm Candida huyết ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 10/2004 đến tháng 12/2005. Tạp chí y học TP Hồ Chí Minh. 2007;11 (1)
5. Thái Bằng G. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng nhiễm nấm ở trẻ sơ sinh và hiệu quả điều trị dự phòng bằng Fluconazole trên trẻ đẻ non.(Ngày công bố: 19/05/2021). 2021.
6. Saiman L, Ludington E, Dawson JD, et al. Risk factors for Candida species colonization of neonatal intensive care unit patients. The Pediatric infectious disease journal. Dec 2001;20(12): 1119-24. doi:10.1097/00006454-200112000-00005
7. Barchiesi F, Orsetti E, Osimani P, Catassi C, Santelli F, Manso E. Factors related to outcome of bloodstream infections due to Candida parapsilosis complex. BMC infectious diseases. Aug 9 2016;16:387. doi:10.1186/s12879-016-1704-y
8. Benjamin DK, Stoll BJ, Gantz MG, et al. Neonatal Candidiasis: Epidemiology, Risk Factors, and Clinical Judgment. Pediatrics. 2010;doi:10.1542/peds.2009-3412