KHẢO SÁT SỰ TĂNG CƯỜNG TUẦN HOÀN TẠI VÙNG CỘT SỐNG CỔ SAU KHI TẬP ĐỘNG TÁC VẬN ĐỘNG KHỚP CỔ TRÊN NGƯỜI KHỎE MẠNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá sự cải thiện tuần hoàn qua mối liên quan giữa sự thay đổi nhiệt độ huyệt và biên độ vận động khớp cổ sau khi thực hiện phương pháp vận động khớp cổ 3 lần, 5 lần trong Y học cổ truyền tại Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả từ tháng 03 năm 2024 đến tháng 06 năm 2024. Nghiên cứu thu thập mẫu thuận tiện với 60 người khỏe mạnh từ đủ 18 tuổi đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu và không thỏa tiêu chuẩn loại trừ tại Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều bệnh nghề nghiệp TP. HCM. Các tình nguyện viên được đo biên độ vận động khớp cột sống cổ bằng máy đo trục cơ thể theo tọa độ và nhiệt độ huyệt vùng cổ bằng máy đo nhiệt độ hồng ngoại FLIR C5. Kết quả: Kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các thông số đo biên độ nhiệt độ của khớp cổ ở các cặp vận động nhóm 3 lần, 5 lần (p > 0,05). Mức độ tương quan mạnh và rất mạnh lần lượt giữa sự thay đổi nhiệt độ và sự thay đổi biên độ vận động trước và sau khi tập vận động khớp cổ 3 lần và 5 lần. Có tác dụng không mong muốn tỉ lệ 13,33% ở nhóm 5 lần. Kết luận: Vận động khớp cổ trên người khoẻ mạnh an toàn, làm tăng biên độ khớp, tăng nhiệt độ huyệt vùng cổ, mối tương quan mạnh giữa biên độ vận động khớp và nhiệt độ huyệt tại vùng cổ làm tăng một phần lưu lượng tuần hoàn đến khớp cổ. Chọn nhóm tập khớp cổ 3 lần nên được khuyến cáo nên bắt đầu tập trong hỗ trợ tăng cường biên độ vận động khớp cổ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
biên độ vận động cổ, nhiệt độ huyệt tại cổ, vận động cổ 3 lần, tăng tuần hoàn cổ, tương quan biên độ và nhiệt độ, vận động cổ 5 lần
Tài liệu tham khảo

2. Kauther MD, Piotrowski M, Hussmann B, Lendemans S, Wedemeyer C. (2012), “Cervical range of motion and strength in 4,293 young male adults with chronic neck pain”. Eur Spine J;21(8):1522-1527.3.

3. Hartley R, Zisserman A. Multiple view geometry in computer vision: Cambridge university press; 2003.

4. Khánh PN, Thanh ĐQ, Khánh NH, et al. Khảo sát biên độ vận động cổ bằng phương pháp quang trắc và phương pháp Zero trên người khỏe mạnh. 2023; 9(3):173-178.

5. Võ Trọng Tuân, Nguyễn Thị Anh Đào. Xoa bóp bấm huyệt. NXB Y học TP Hồ Chí Minh; 2022.

6. Johnson JM, Rowell LB, Brengelmann GL. Modification of the skin blood flow-body temperature relationship by upright exercise. J Appl Physiol. 1974;37(6):880-886. doi:10.1152/ jappl.1974.37.6.880.


7. Lascurain-Aguirrebeña I, Newham D, Critchley DJ. Mechanism of action of spinal mobilizations. SPINE. 2016;41(2):159-172..

8. Feldman F, Nickoloff EL. Normal thermographic standards for the cervical spine and upper extremities. Skeletal Radiol 1984; 12(4): 235-249.
