ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU TRỊ CAO ÁP PHỔI TỒN TẠI Ở TRẺ SƠ SINH TẠI KHOA HỒI SỨC SƠ SINH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

Nguyễn Thành Tâm1, Nguyễn Thanh Thiện2, Nguyễn Thu Tịnh3,
1 Thành Tâm
2 Bệnh viện Nhi Đồng 2
3 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Cao áp phổi tồn tại ở trẻ sơ sinh (Persistent pulmonary hypertension of the newborn PPHN) là một bệnh ít gặp nhưng tỉ lệ tử vong và gáng nặng bệnh tật cao. Thở khí NO là phương pháp được khuyến nghị đầu tay trong điều trị PPHN, tuy nhiên do giá thành NO cao nên nhiều cơ sở điều trị ở các nước thu nhập thấp chưa được trang bị.Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm điều trị cao áp phổi tồn tại, tỉ lệ các loại thuốc giãn mạch phổi được sử dụng, hiệu quả của thuốc giãn mạch phổi khởi đầu và tỉ lệ sống, tử vong trong điều trị cao áp phổi tồn tại ở trẻ sơ sinh.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca tiến cứu đối tượng trẻ sơ sinh cao áp phổi điều trị tại khoa Hồi sức sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/07/2022-30/06/2023. Kết quả: Nghiên cứu có 395 trẻ suy hô hấp nhập khoa trong vòng 72 giờ tuổi, trong đó siêu âm tim có 57 trẻ cao áp phổi, loại ra 15 trẻ có tim bẩm sinh và dị tật bẩm sinh nặng, còn lại 42 trẻ thỏa tiêu chuẩn tham gia. Viêm phổi hít phân su là nguyên nhân thường gặp nhất chiếm 1/3 trường hợp (35,7%). Tỉ lệ sử dụng các loại thuốc giãn mạch phổi lần lượt là sildenafil 90,5%, milrinone 78,6%, magnesium sulfate 19%, bosentan 19%, NO 14,3%. Tỉ lệ khởi đầu bằng sildenafil chiếm 67,5% và milrinone chiếm 32,5%. Sau 24 giờ điều trị, nhóm khởi đầu bằng sildenafil có 12/27 trẻ đáp ứng (44,4%), nhóm khởi đầu bằng milrinone có 8/13 trẻ đáp ứng chiếm 61,5%. Kết quả điều trị chung có 71,4% trẻ cai máy thở và xuất khỏi khoa Hồi sức sơ sinh. Tỉ lệ tử vong chung là 28,6%, trong đó tử vong liên quan cao áp phổi chiếm 21,4%. Kết luận: Cao áp phổi tồn tại ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân. Tỉ lệ tử vong cao. Thuốc giãnmạch phổi không NO được sử dụng phổ biến là Sildenafil và Milrinone. Hiệu quả các thuốc giãn mạch phổi khác NO thay đổi từ 44% tới 62%. Hiệu quả các thuốc giãn mạch phổi khác NO cần được nghiên cứu thêm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Walsh-Sukys MC, Tyson JE, Wright LL, et al. Persistent pulmonary hypertension of the newborn in the era before nitric oxide: practice variation and outcomes. Pediatrics. Jan 2000; 105(1 Pt 1):14-20. doi:10.1542/peds. 105.1.14
2. Roberts JD, Jr., Fineman JR, Morin FC, 3rd, et al. Inhaled nitric oxide and persistent pulmonary hypertension of the newborn. The Inhaled Nitric Oxide Study Group. The New England journal of medicine. Feb 27 1997;336(9): 605-10. doi:10.1056/ nejm199702273360902
3. Uslu S, Kumtepe S, Bulbul A, Comert S, Bolat F, Nuhoglu A. A comparison of magnesium sulphate and sildenafil in the treatment of the newborns with persistent pulmonary hypertension: a randomized controlled trial. Journal of tropical pediatrics. Aug 2011;57(4):245-50. doi:10.1093/tropej/fmq091
4. Kamran A, Rafiq N, Khalid A, et al. Effectiveness of oral sildenafil for neonates with persistent pulmonary hypertension of newborn (PPHN): a prospective study in a tertiary care hospital. The journal of maternal-fetal & neonatal medicine: the official journal of the European Association of Perinatal Medicine, the Federation of Asia and Oceania Perinatal Societies, the International Society of Perinatal Obstet. Dec 2022;35(25): 6787-6793. doi:10.1080/ 14767058.2021.1923003
5. Nakwan N, Jain S, Kumar K, et al. An Asian multicenter retrospective study on persistent pulmonary hypertension of the newborn: incidence, etiology, diagnosis, treatment and outcome. The journal of maternal-fetal & neonatal medicine: the official journal of the European Association of Perinatal Medicine, the Federation of Asia and Oceania Perinatal Societies, the International Society of Perinatal Obstet. Jun 2020;33(12): 2032-2037. doi:10.1080/ 14767058.2018.1536740
6. Arshad MS, Adnan M, Anwar-Ul-Haq HM, Zulqarnain A. Postnatal causes and severity of persistent pulmonary Hypertension of Newborn. Pakistan journal of medical sciences. Sep-Oct 2021; 37(5): 1387-1391. doi:10.12669/pjms. 37.5.2218
7. Sardar S, Pal S, Mishra R. A Retrospective study on the profile of persistent pulmonary hypertension of newborn in a tertiary care unit of Eastern India. Journal of Clinical Neonatology. 01/01 2020;9:18. doi:10.4103/jcn.JCN_68_19
8. Schroeder L, Monno P, Strizek B, Dresbach T, Mueller A, Kipfmueller F. Intravenous sildenafil for treatment of early pulmonary hypertension in preterm infants. Scientific reports. May 24 2023;13(1):8405. doi:10.1038/s41598-023-35387-y