MỐI TƯƠNG QUAN SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ DA VÙNG VAI VÀ BIÊN ĐỘ VẬN ĐỘNG KHỚP VAI SAU KHI TẬP ĐỘNG TÁC VẬN ĐỘNG KHỚP VAI TRÊN SINH VIÊN

Phan Minh Hoàng1, Nguyễn Minh Hoài2, Nguyễn Thành Lập3, Vương Chí Thạnh2, Nguyễn Thị Hoàng Vân1, Vũ Thanh Thuỷ1, Nguyễn Hữu Đức Minh2,
1 Bệnh viện Phục hồi Chức năng – Điều trị Bệnh nghề nghiệp Tp. Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
3 Bệnh viện Từ Dũ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm khảo sát mối tương quan sự thay đổi biên độ vận động khớp vai và nhiệ độ da vùng vai sau khi tập động tác vận động khớp vai 3 lần, 5 lần trong Y học cổ truyền trên sinh viên tại Bệnh viện Phục hồi chức năng và bệnh nghề nghiệp TP.HCM. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang từ tháng 2 năm 2024 đến tháng 5 năm 2024. Nghiên cứu thu thập mẫu thuận tiện 60 sinh viên khỏe mạnh từ 18 tuổi đến 26 tuổi đáp ứng các tiêu chí chọn mẫu và loại trừ tại Bệnh viện Phục hồi chức năng và bệnh nghề nghiệp TP.HCM. Các tình nguyện viên sẽ được đo biên độ vận động vai, nhiệt độ da vùng vai bởi bác sĩ chuyên gia (≥ 5 năm kinh nghiệm) bằng thước đo góc và máy đo nhiệt độ hồng ngoại FLIR C5. Kết quả: Mức độ tương quan mạnh và rất mạnh giữa sự thay đổi nhiệt độ da vùng vai và sự thay đổi biên độ vận động trước và sau khi tập vận động khớp vai 3 lần và vận động khớp vai 5 lần. Kết luận: Sự thay đổi nhiệt độ da vùng vai tương quan mạnh với sự thay đổi biên độ vận động và cải thiện lưu lượng tuần hoàn tại khớp vai 2 bên khi tập sự thay đổi biên độ vận động trên sinh viên. Vận động khớp vai 3 lần hiệu quả và an toàn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

John I, David BH, John HS. Current Diagnosis & Treatment in Rheumatology. 2004.
2. Đỗ Thị Thu Hiền. Thực trạng rối loạn cơ xương chi trên ở nhân viên văn phòng tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc năm 2019. 2020
3. Nguyễn Minh Đặng. Kỹ thuật xét nghiệm và vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp: Chương trình đào tạo nâng cao. Y học; 2012
4. Võ Trọng Tuân, Nguyễn Thị Anh Đào. Xoa bóp bấm huyệt. NXB Y học TP Hồ Chí Minh; 2022.
5 Satpute K, Reid S, Mitchell T, Mackay G, Hall T. Efficacy of mobilization with movement (MWM) for shoulder conditions: a systematic review and meta-analysis. Journal of Manual Manipulative Therapy. 2022;30(1):13-32.
6. Meyer MR, Clegg DJ, Prossnitz ER, Barton M. Obesity, insulin resistance and diabetes: sex differences and role of oestrogen receptors. Acta Physiol (Oxf). 2011;203(1):259-269. doi:10.1111/ j.1748-1716.2010.02237.x.
7. Johnson JM, Rowell LB, Brengelmann GL. Modification of the skin blood flow-body temperature relationship by upright exercise. J Appl Physiol. 1974;37(6):880-886. doi:10.1152/ jappl.1974.37.6.880.
8. Ethan R. Nadel et al. Factors affecting the regulation of body temperature during exercise. Journal of Thermal Biology: 1983;8: 165-169.