HIỆU QUẢ CỦA CILOSTAZOL TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU CÁCH HỔI Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 CÓ BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI

Nguyễn Kiên Cường1,2,, Ngô Văn truyền1, Ngô Đại Dương1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có bệnh động mạch chi dưới thường biểu hiện đặc trưng là đau cách hồi. Mặc dù những lợi ích của cilostazol trong điều trị đau cách hồi ở chân đã được chứng minh, nhưng tình hình nghiên cứu vấn đề này vẫn còn khan hiếm tại Việt Nam. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của cilostazol trong điều trị đau cách hồi ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có bệnh động chi dưới. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 35 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 được chẩn đoán bệnh động mạch chi dưới và điều trị bằng cilostazol tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu từ tháng 06/2023 đến 04/2024. Kết quả: Các bệnh nhân có có tuổi trung bình là 65,2 ± 7,4 tuổi, trong đó đa số ≥ 60 tuổi (77,1%), tỷ lệ nam/nữ xấp xỉ bằng nhau, béo bụng gặp phải ở 82,9% đối tượng, phần lớn bệnh nhân có tăng huyết áp và hút thuốc lá. Đa số bệnh nhân có phân loại Fontaine II, III. Về kết quả của nghiệm pháp đi bộ 6 phút, ghi nhận quãng đường đi bộ không đau và quãng đường tối đa đi dược ở nữ giới và nhóm ≥ 60 tuổi thấp hơn đáng kể so với nam giới và nhóm < 60 tuổi với p = 0,001, không ghi nhân sự khác biệt về chỉ số huyết áp cổ chân - cánh tay (ABI) theo giới và nhóm tuổi. Kết quả điều trị cilostazol ghi nhận có sự cải thiện đáng kể về triệu chứng cơ năng chủ quan của bệnh nhân, chỉ số ABI, quãng đường đi được và phân loại Fontaine. Phần lớn bệnh nhân (71,4%) không có tác dụng phụ của thuốc và đa số bệnh nhân sử dụng thuốc đầy đủ trong 3 tháng (80,0%). Kết luận: Kết quả điều trị cilostazol sau 3 tháng, ghi nhận có sự cải thiện đáng kể về triệu chứng cơ năng chủ quan của bệnh nhân, ABI, quãng đường đi được trong nghiệm pháp đi bộ 6 phút và phân loại Fontaine.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Brown T., Forster R.B., Cleanthis M., et al. Cilostazol for intermittent claudication. Cochrane Database Syst Rev. 2021; 6(6):CD003748.
2. Hu M., Wang D., He T. Comparison of efficacy between trimetazidine and cilostazol in the treatment of arteriosclerosis obliterans in lower extremity. Exp Ther Med. 2019; 17(6):4427-4434.
3. International Diabetes Federation. IDF Diabetes Atlas 2021. Accessed at 4/9/2023, from https://diabetesatlas.org/atlas/tenth-edition/. 2022.
4. Katsiki N., Tentolouris N., Marakomichelakis G., et al. Real world data from a multi-centre study on the effects of cilostazol on pain symptoms and walking distance in patients with peripheral arterial disease. BMC Res Notes. 2022; 15(1):373.
5. O'Donnell M.E., Badger S.A., Sharif M.A., et al. The effects of cilostazol on peripheral neuropathy in diabetic patients with peripheral arterial disease. Angiology. 2008; 59(6):695-704.
6. O'Donnell M.E., Badger S.A., Sharif M.A., et al. The vascular and biochemical effects of cilostazol in diabetic patients with peripheral arterial disease. Vasc Endovascular Surg. 2009; 43(2):132-143.
7. Pratt CM. Analysis of the cilostazol safety database. Am J Cardiol. 2001; 87(12A):28D-33D.
8. Rendell M., Cariski A.T., Hittel N., Zhang P. Cilostazol treatment of claudication in diabetic patients. Curr Med Res Opin. 2002; 18(8):479-487.
9. Ritti-Dias R.M., Sant'anna F.D.S., Braghieri H.A., et al. Expanding the Use of Six-Minute Walking Test in Patients with Intermittent Claudication. Ann Vasc Surg. 2021; 70:258-262.