CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THẦN KINH TRÊN BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NHỒI MÁU NÃO BẰNG LIỆU PHÁP OXY CAO ÁP

Phan Thị Kiều Loan1, Trịnh Bảo Trâm1, Nguyễn Thanh Tuấn2, Nguyễn Hoài Nam1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Quân Y 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

phục hồi chức năng thần kinh trên bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não bằng liệu pháp oxy cao áp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp trên 51 bệnh nhân, được chia làm hai gồm nhóm can thiệp và nhóm chứng được điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội từ tháng 07/2020 đến tháng 09/2021. Bệnh nhân được tập luyện phục hồi chức năng nhận thức trong thời gian 1 tháng tại bệnh viện. Đánh giá sau 1 tháng điều trị. Kết quả: Độ tuổi hay gặp là 60 – 69 tuổi chiếm 39,2%, tuổi trung bình 63,1. Tỉ lệ nam/nữ là 2,92. Phần lớn nghề nghiệp đối tượng bệnh nhân là lao động chân tay với 64,7%, còn lại là đối tượng lao động trí óc. Mức độc lập trong sinh hoạt hàng ngày theo thang điểm Barthel có sự cải thiện từ 9 bệnh nhân phụ thuộc hoàn toàn (36%) lúc vào viện giảm xuống còn 0 bệnh nhân (0,0%) ở nhóm can thiệp và 6 bệnh nhân (23,1%) lúc vào viện giảm xuống còn 2 bệnh nhân (7,7%) ở nhóm chứng. Tỷ lệ bệnh nhân độc lập từ 0 bệnh nhân (0,0%) lúc vào viện tăng lên có 7 bệnh nhân độc lập (28,0%) và 4 bệnh nhân độc lập hoàn toàn (16%) ở nhóm can thiệp và 0 bệnh nhân độc lập (0,0%) lúc vào viện tăng lên có 5 bệnh nhân (19,2%) ở nhóm chứng (p<0,05). Có sự liên quan đến kết quả phục hồi chức năng thần kinh với thời gian trước và sau 1 tháng can thiệp (p<0,05). Tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa tuổi, giới và nghề nghiệp (p>0,05). Kết luận: Có sự cải thiện tích cực đối với nhóm bệnh nhân được can thiệp liệu pháp oxy cao áp ở bệnh nhân nhồi máu não. Thời gian vào viện có liên quan đến kết quả phục hồi của bệnh nhân. Tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa tuổi và nghề nghiệp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. America Heart Association. Heart disease and stroke statiscs, update 2008. Dallas, AHA, 2008 p.145-172. Published online.
2. WHO. Disease Burden and Mortality Estimates. WHO 2020. Accessed November 9.
3. Bộ Y tế. Báo cáo chung Tổng quan nghành y tế năm 2013, Tăng cường dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm. Hà Nội. In: 2014.
4. Chopp M và Li Y (2012). Kích thích tính mềm dẻo và sự hồi phục chức năng sau đột quỵ - Liệu pháp Dược lý và Liệu pháp tế bào. Tạp chí Y Dược Lâm sàng 108, 7, 5-9.
5. Kwakkel G, Veerbeek JM, Harmeling-van der Wel BC, van Wegen E, Kollen BJ, Early Prediction of functional Outcome after Stroke (EPOS) Investigators. Diagnostic accuracy of the Barthel Index for measuring activities of daily living outcome after ischemic hemispheric stroke: does early poststroke timing of assessment matter? Stroke. 2011;42(2):342-346. doi:10. 1161/STROKEAHA.110.599035
6. Chen C-Y, Wu R-W, Tsai N-W, et al. Increased circulating endothelial progenitor cells and improved short-term outcomes in acute non-cardioembolic stroke after hyperbaric oxygen therapy. J Transl Med. 2018;16(1):255. doi:10. 1186/s12967-018-1629-x
7. Rusyniak DE, Kirk MA, May JD, et al. Hyperbaric oxygen therapy in acute ischemic stroke: results of the Hyperbaric Oxygen in Acute Ischemic Stroke Trial Pilot Study. Stroke. 2003;34(2): 571-574. doi:10.1161/01.str. 0000050644.48393.d0
8. Trần Văn Chương. Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. Published online 2010
9. Vũ Hùng Vương. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động sớm cho bệnh nhân tai biến nhồi máu não, luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II. Published online 2018
10. Laloux P, Galanti L, Jamart J. Lipids in ischemic stroke subtypes. Acta Neurol Belg. 2004;104(1):13-19