ÁP DỤNG CÔNG CỤ DỰ ĐOÁN NEOS CỦA KAISER TRONG XỬ TRÍ TRẺ SƠ SINH NGHI NHIỄM KHUẨN HUYẾT SỚM Ở CÁC NƯỚC CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH – THẤP

Nguyễn Thị Hoàng Oanh1, Nguyễn Thu Tịnh2,
1 Thị Hoàng Oanh
2 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Công cụ dự đoán NEOS của Kaiser hiệu quả giảm sử dụng kháng sinh không cần thiết cho những trẻ khoẻ mạnh. Dữ liệu hiện có về hiệu quả và tính an toàn của công cụ xoay quanh tỷ lệ hiện mắc 0,1- 4/1.000 trẻ sanh sống. Chưa có dữ liệu áp dụng công cụ ở những tỷ lệ hiện mắc > 4/1.000 trẻ sanh sống.Mục tiêu: so sánh kết quả khuyến cáo xử trí trẻ ≥ 34 tuần tuổi thai nghi nhiễm khuẩn huyết sớm ở tỷ lệ hiện mắc 16/1.000  và 0,5/1.000 trẻ sanh sống. Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, từ 01/11/2021 đến 30/04/2022 tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu. Đối tượng được chọn từ những trẻ ≥ 34 tuần tuổi thai, sanh ra từ  mẹ có nguy cơ hoặc trẻ có triệu chứng lâm sàng trong 12 giờ sau sanh. Thu thập thông tin về đặc điểm bà mẹ, lâm sàng trẻ và khuyến cáo điều trị của công cụ Kaiser ở 2 tỷ lệ hiện mắc 16/1.000 và 0,5/1.000 trẻ sanh sống. Kết quả: 99 trẻ thoả tiêu chuẩn chọn vào, 14/99 (14,1%) trẻ được chẩn đoán có khả năng NKHSSS. Khuyến cáo kháng sinh lần lượt là 42,4% (16/1.000) và 37,4% (0,5/1.000). Ở tỷ lệ hiện mắc 16/1.000 công cụ khuyến cáo xét nghiệm cao hơn so với 0,5/1.000 trẻ sanh sống lần lượt là 38,4% và 2%. Có 02 trẻ có khả năng NKHSSS bị bỏ sót ở tỷ lệ hiện mắc 0,5/1.000 trẻ sanh sống. Kết luận: sử dụng tỷ lệ hiện mắc cao không làm gia tăng chỉ định kháng sinh. Công cụ bỏ sót những trẻ cần thiết kháng sinh khi sử dụng tỷ lệ hiện mắc thấp hơn thực tế của đơn vị. Sử dụng công cụ ở tỷ lệ hiện mắc phù hợp thực tế tại đơn vị là cần thiết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Achten NB, Klingenberg C, Benitz WE, et al. Association of use of the neonatal early-onset sepsis calculator with reduction in antibiotic therapy and safety: a systematic review and meta-analysis. JAMA pediatrics. 2019;173(11): 1032-1040.
2. Kimpton JA, Verma A, Thakkar D, Teoh S, Verma A, Piyasena C, Battersby C; Neonatal Trainee-Led Research and Improvement Projects (NeoTRIPs). Comparison of NICE Guideline CG149 and the Sepsis Risk Calculator for the Management of Early-Onset Sepsis on the Postnatal Ward. Neonatology. 2021;118(5):562-568. doi: 10.1159/000518059. Epub 2021 Sep 9. PMID: 34518475.
3. Laccetta G, Ciantelli M, Tuoni C, Sigali E, Miccoli M, Cuttano A. Early-onset sepsis risk calculator: a review of its effectiveness and comparative study with our evidence-based local guidelines. Italian Journal of Pediatrics. 2021;47(1):1-15.
4. Puopolo KM, Draper D, Wi S, et al. Estimating the probability of neonatal early-onset infection on the basis of maternal risk factors. Pediatrics. 2011;128(5):e1155-e1163.
5. Sands K, Spiller OB, Thomson K, Portal EA, Iregbu KC, Walsh TR. Early-onset neonatal sepsis in low-and middle-income countries: Current challenges and future opportunities. Infection and Drug Resistance. 2022;15:933.
6. Singh M, Alsaleem M, Gray CP. Neonatal Sepsis. [Updated 2022 Sep 29]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2024 Jan-. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK531478/
7. Weston, Emily J. MPH*; Pondo, Tracy MSPH*, et al. The Burden of Invasive Early-onset Neonatal Sepsis in the United States, 2005–2008. The Pediatric Infectious Disease Journal 30(11):p 937-941, November 2011. | DOI: 10.1097/INF.0b013e318223bad2