PHẪU THUẬT CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ Ở NGƯỜI LỚN MẤT SỨC NGHE SAU NGÔN NGỮ

Cao Minh Thành1,2, Đặng Anh Dũng3,, Nguyễn Xuân Nam2, Cao Minh Hưng1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Thanh Nhàn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá kết quả phẫu thuật cấy ốc tai điện tử ở người lớn điếc sau ngôn ngữ và mô tả một số nguyên nhân gây điếc. Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu, đối với người lớn điếc sau ngôn ngữ, người nghe kém rất nặng không hiệu quả khi sử dụng máy trợ thính. Thời gian phẫu thuật từ 2011- 2022. Đánh giá kết quả đo sức nghe trước phẫu thuật so với kết quả đo thính lực tại thời điểm nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu: nghiên cứu trên 17 bệnh nhân, được phẫu thuật cấy ốc tai điện tử từ 2011- 2022. Tuổi trung bình 41,65 năm (18-76), nam 9/17, nữ 8/17. Thời gian trung bình bị điếc sau ngôn ngữ trước phẫu thuật 8,5 năm. Nguyên nhân thường gặp nhất là nhiễm khuẩn 41,2%, điếc đột ngột 17,7%, không xác định được nguyên nhân 17,7%. Sức nghe sau phẫu thuật từ 30 – 45 dB chiếm tỷ lệ 94,2%, sức nghe không cải thiện sau phẫu thuật 1/17 (5,8), tai biến 0,0%. Kết luận: phẫu thuật cấy ốc tai điện tử cho người điếc sau ngôn ngữ có tỷ lệ phục hồi sức nghe tốt là 94,2%. Cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ rủi ro trong cuộc sống

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Garg S, Chadha S, Malhotra S, Agarwal AK. Deafness: burden, prevention and control in India. Natl Med J India. 2009;22:79–81. [PubMed] [Google Scholar]
2. Jaiswal SA, Kumar R, et. al, Cochlear Implantation in Adults with Post-lingual Hearing Loss: Clinico-Demographical Study and Outcomes in the Current Times. Indian J Otolaryngol Head Neck Surg. 2023 Apr; 75(Suppl 1): 548–551
3. Sandra P, Hillary S, Teresta Z, Audiology Practices in the Preoperative Evaluation and Management of Adult Cochlear Implant Candidates. JAMA Otolaryngol Head Neck Surg, 2020 Feb 1;146(2):136-142.
4. Matthew LC, Douglas PS et.al, Survey of the American Neurotology Society on Cochlear Implantation: Part 1, Candidacy Assessment and Expanding Indications. Otol Neurotol, 2018 Jan;39(1): e12-e19. doi: 10.1097/MAO. 0000000000001632.
5. Medina MDM, Polo R, Gutierrez A, et al. Cochlear implantation in postlingual adult patients with long-term auditory deprivation. Otol Neurotol. 2017;38:e248–e252. doi: 10.1097/ MAO.0000000000001257. [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]
6. Carlson ML. Cochlear implantation in adults. N Engl J Med. 2020;382:1531–1542. doi: 10.1056/ NEJMra1904407. [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]
7. Sorkin DL. Cochlear implantation in the world’s largest medical device market: utilization and awareness of cochlear implants in the United States. Cochlear Implants Int. 2013;14:S4–S12. doi: 10.1179/1467010013Z.00000000076. [PMC free article] [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]
8. Montes F, Peñaranda A, Correa S, et al. Cochlear implants versus hearing aids in a middle-income country: costs, productivity, and quality of life. Otol Neurotol. 2017;38:e26–33. doi: 10.1097/ MAO.0000000000001393. [PubMed] [CrossRef] [Google Scholar]