ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI ĐỘ LOẠN THỊ TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT MỘNG THỊT NGUYÊN PHÁT BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT MỘNG GHÉP KẾT MẠC TỰ THÂN

Đoàn Kim Thành1, Nguyễn Đức Vương1,
1 Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mộng thịt là một bệnh phổ biến trong nhãn khoa, là một trong những nguyên nhân quan trọng gây giảm thị lực và mù lòa. Bệnh phân bố không đồng đều về mặt địa dư, phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm, thời lượng nắng cao. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bệnh viện Mắt trung ương (1996) tỷ lệ người mắc bệnh mộng là 5,24% trong tổng số dân điều tra. Mộng gây co kéo bề mặt nhãn cầu gây loạn thị và ảnh hưởng đến thị lực của bệnh nhân. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh mộng thịt nguyên phát và đánh giá sự thay đổi độ loạn thị trước và sau phẫu thuật mộng thịt bằng phương pháp phẫu thuật mộng ghép kết mạc tự thân. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả hàng loạt ca. Bệnh nhân được chẩn đoán mộng thịt nguyên phát từ độ II đến độ IV khám và có chỉ định điều trị phẫu thuật mộng tại khoa Mắt, Bệnh viện Trường Đại học Tây Nguyên từ tháng 12/2022 đến 03/2023. Có phiếu thu thập thông tin được sử dụng để ghi nhận các biến số nghiên cứu tại các thời điểm trước phẫu thuật, sau phẫu thuật 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng. Kết quả: Nghiên cứu gồm 70 mắt, tuổi trung bình là 56,7 ± 8,9 tuổi, nữ mắc bệnh cao hơn nam (72,86%). Độ mộng trong nghiên cứu chủ yếu là mộng độ II có 54 mắt ( với tỉ lệ 77,14%). Trung bình chiều dài mộng thịt xâm lấn giác mạc theo phương ngang là 2,41 ± 1,18 mm. độ loạn thị trung bình ghi nhận được trong đề tài nghiên cứu là 2,31 ± 1,21 D. ngay sau khi phẫu thuật 1 tuần thì trung bình độ loạn thị giảm xuống còn 0,93 ± 0,48 D. Trung bình độ loạn thị sau phẫu thuật 3 tháng còn 0,82 ± 0,41 D. Thị lực của bệnh nhân tăng đáng kể so với trước phẫu thuật, 60,97% cải thiện thị lực sau phẫu thuật từ 1 – 2 hàng trên bảng thị lực LogMAR. Kết luận: Phẫu thuật mộng thịt ghép kết mạc tự thân có thể giúp làm giảm độ loạn thị gây ra bởi mộng thịt và cải thiện thị lực của bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ashayc A.O (1990). "Refractive astigmatism and pterygium". AfrJ Med Med Sci19 (3). p. 225-228.
2. Maheshwari. S (2003). “Effect of pterygium excision on pterygium induced astigmatism", Indian J Ophthalmol, p. 187 - 188.
3. Hội Nhãn khoa Mỹ (2004)”Bệnh học mi mắt, kết mạc và giác mạc” (Nguyễn Đức Anh dịch), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.141 – 143.
4. Huỳnh Tuấn Cảnh và Lê Minh Thông (2004), “Khảo sát độ loạn thị giác mạc trung tâm trên bệnh nhân mộng thịt bằng giác mạc đồ”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
5. Lawan A, Hassan S (2018), “The astigmatic effect of pterygium in a Tertiary Hospital in Kano, Nigeria”. Ann Afr Med. 2018 Jan-Mar;17(1), p. 7-10.
6. Eliya Levinger (2020), “Posterior Corneal Surface Changes After PterygiumExcision Surgery”, Clinical Science, p. 2 – 3.
7. Xu, W., Li, X (2024), “The effect of pterygium on front and back corneal astigmatism and aberrations in natural-light and low-light conditions”, BMC Ophthalmol 24, p. 7.
8. Mohd Yousuf MS (2004), “Role of pterygium excision in pterygium induced astigmatism". JK pratitioner, pp. 91-92.
9. E. Shelke, U. Kawalkar (2014), “Effect of Pterygium Excision on Pterygium Induced Astigmatism and Visual Acuity”, International Journal of Advance Health Science, 1, pp. 1 – 3.
10. Pere Pujol Vives MD, AmeliaMaria de Carvalho Mendes MD, Gemma Julio Mora BS, PhD, Sara Lluch Margarit BS, PhD, Dolores Merindano Encina BS, PhD & Imma Sola Garcia OD (2013), “Topographic corneal changes in astigmatism due to pterygium’s limbal-conjunctival autograft surgery”, J Emmetropia, pp. 13 – 18.