ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM RUỘT LUPUS TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bùi Hữu Hoàng1,2, Đặng Minh Luân1,2, Nguyễn Đình Chương1,
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
2 Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Ảnh hưởng của bệnh lupus trên hệ tiêu hóa rất đa dạng, trong đó có tình trạng viêm ruột, nhưng chưa được mô tả nhiều trong y văn. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ, mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, và kết quả điều trị bệnh viêm ruột lupus. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu hồi cứu trên những bệnh nhân viêm ruột do lupus điều trị tại khoa Tiêu Hóa, bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 1 năm 2023. Bệnh nhân được chẩn đoán lupus nếu thỏa tiêu chuẩn của SLICC 2012 (Systemic Lupus International Collaborating Clinics). Viêm ruột lupus được chẩn đoán nếu thỏa cả 3 tiêu chuẩn sau: (1) có triệu chứng tiêu hóa, (2) tổn thương dày thành ruột dài và lan tỏa, (3) cần phải khởi động corticosteroid hay phải tăng liều so với ngoại trú. Các thông tin về lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và theo dõi sau điều trị được ghi nhận. Kết quả nghiên cứu: Tổng cộng có 21 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn nghiên cứu. Độ tuổi trung vị là 34 (16-58) và tất cả là phụ nữ. Ba triệu chứng thường gặp nhất là đau bụng (100%), ói (94,1%) và tiêu chảy (61.9%). Ngoại trừ một trường hợp, còn lại tất cả bệnh nhân đều vào đợt cấp lupus với điểm trung vị SLEDAI-2K (Systemic Lupus Erythematosus Disease Activity Index-2000) 6 (2-20). Viêm ruột lupus thường ảnh hưởng ruột non (90,5%) hơn là toàn bộ ống tiêu hóa (42,9%). Hầu hết bệnh nhân đáp ứng với corticosteroid (40 mg methylprednisolon hoặc tương đương), ngoại trừ một trường hợp phải dùng liều cao. Có hai bệnh nhân tử vong vì các biến chứng khác. Tỉ lệ tái phát viêm ruột lupus khá thấp (31,6%) sau thời gian theo dõi trung vị là 17 tháng (3-47). Kết luận: Viêm ruột lupus nên được nghĩ đến ở những bệnh nhân lupus vào đợt cấp và có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, ói. Corticosteroid, với liều tương đương 40 mg methyprednisolon, là điều trị đầu tay và thường đạt hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chng, H. H., Tan, B. E., Teh, C. L. & Lian, T. Y. Major gastrointestinal manifestations in lupus patients in Asia: lupus enteritis, intestinal pseudo-obstruction, and protein-losing gastroenteropathy. Lupus 19, 1404-1413, (2010).
2. Brewer, B. N. & Kamen, D. L. Gastrointestinal and Hepatic Disease in Systemic Lupus Erythematosus. Rheum Dis Clin North Am 44, 165-175, (2018).
3. Lee, C. K. et al. Acute abdominal pain in systemic lupus erythematosus: focus on lupus enteritis (gastrointestinal vasculitis). Ann Rheum Dis 61, 547-550, (2002).
4. Yuan, S. et al. Clinical features and associated factors of abdominal pain in systemic lupus erythematosus. J Rheumatol 40, 2015-2022, (2013).
5. Koo, B. S. et al. Lupus enteritis: clinical characteristics and predictive factors for recurrence. Lupus 24, 628-632, (2015).
6. Janssens, P. et al. Lupus enteritis: from clinical findings to therapeutic management. Orphanet J Rare Dis 8, 67, (2013).
7. Isenberg, D. A. et al. BILAG 2004. Development and initial validation of an updated version of the British Isles Lupus Assessment Group's disease activity index for patients with systemic lupus erythematosus. Rheumatology (Oxford) 44, 902-906, (2005).
8. Ju, J. H. et al. Lupus mesenteric vasculitis can cause acute abdominal pain in patients with SLE. Nat Rev Rheumatol 5, 273-281, (2009).
9. Medina, F. et al. Acute abdomen in systemic lupus erythematosus: the importance of early laparotomy. Am J Med 103, 100-105, (1997).
10. Zizic, T. M., Classen, J. N. & Stevens, M. B. Acute abdominal complications of systemic lupus erythematosus and polyarteritis nodosa. Am J Med 73, 525-531, (1982).