KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ THỞ MÁY TRÊN TRẺ NGOÀI LỨA TUỔI SƠ SINH PHẢI THỞ MÁY TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA- BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Phạm Công Khắc1, Nguyễn Thành Nam1, Phạm Trung Kiên2, Phạm Văn Đếm1,2,
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị thở máy và một số yếu tố liên quan đến điều trị thở máy ở bệnh nhân ngoài lứa tuổi sơ sinh tại trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Bạch Mai từ năm 2018-2022. Đối tượng nghiên cứu: 265 trẻ có độ tuổi ngoài sơ sinh được điều trị thở máy tại trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 12 năm 2022. Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả lấy số liệu hồi cứu. Kết quả: 265 trẻ ngoài tuổi sơ sinh phai thở máy, tuổi trung bình là 8,1 ± 5,2 tuổi. Có 37,4% trẻ có bệnh nền; 31,3% trẻ thở máy không xâm nhập; 17,0% trẻ phải thở máy xâm nhập sau khi thất bại với thở máy không xâm nhập và 51,7% trẻ phải thở máy xâm nhập ngay từ đầu. Phương thức thở máy thông dụng nhất là SIMV (82,6%) và A/C (7,6%). 87,3% cai máy thành công. Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng cai máy không thành công bao gồm: có bệnh nền và suy đa tạng. Trẻ có bệnh nền có nguy cơ liên quan đến cai máy không thành công cao gấp 3,41 lần. Trẻ điều trị bằng phương thức SIMV có tỷ lệ tử vong thấp nhất. Kết luận: Bệnh nhân ≥ 10 tuổi, có bệnh nền làm tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân thở máy, phương thức thở máy giảm tỷ lệ tử vong cao nhất trong các phương thức là SIMV. Phần lớn bệnh nhân đều được cai máy thành công.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Tiến Thịnh (2023), Kết quả điều trị thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh và yếu tố liên quan từ bệnh lý mẹ tại Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Nhi khoa, 16(4), 5-10.
2. Hefner J.L. and Tsai W.C (2013), Ventilator-Dependent Children and the Health Services System. Unmet Needs and Coordination of Care. Annals ATS,10(5):482-489.
3. Zhang Z., Tao J., Cai X. et al (2023), Clinical characteristics and outcomes of children with prolonged mechanical ventilation in PICUs in mainland China: A national survey. Pediatr Pulmonol;58(5):1401-1410.
4. Balcells Ramírez J., López-Herce Cid J., Modesto Alapont V. et al (2004) Grupo de Respiratorio de la Sociedad Española de Cuidados Intensivos Pediátricos. [Prevalence of mechanical ventilation in pediatric intensive care units in Spain, An Pediatr (Barc), 61(6):533-541.
5. Yaman A., Kendirli T., Ödek Ç., et al (2016), Efficacy of noninvasive mechanical ventilation in prevention of intubation and reintubation in the pediatric intensive care unit. J Crit Care, 32:175-181.
6. Mayordomo-Colunga J., Medina A., Rey C. et al (2010), Non invasive ventilation after extubation in paediatric patients: a preliminary study. BMC Pediatr, 10-29.
7. Kendirli T., Kavaz A., Yalaki Z., Oztürk Hişmi B., et al, (2006), Mechanical ventilation in children. Turk J Pediatr, 48(4):323-327.
8. Amin R., Verma R., Bai Y.Q. et al (2023), Incidence and Mortality of Children Receiving Home Mechanical Ventilation. Pediatrics, 151(4):e2022059898.
9. Can F.K., Anıl A.B., Anıl M., et al (2018), The outcomes of children with tracheostomy in a tertiary care pediatric intensive care unit in Turkey. Turk Pediatri Ars, 53(3):177-184.
10. Brochard L., Rauss A., Benito S., et al (1994), Comparison of three methods of gradual withdrawal from ventilatory support during weaning from mechanical ventilation. Am J Respir Crit Care Med, 150(4):896-903.