KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ PHÒNG NGỪA UNG THƯ CỔ TỬ CUNG DO NHIỄM HUMAN PAPILLOMAVIRUS Ở PHỤ NỮ MANG THAI TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Đào Thanh1,2,, Trần Thị Như Lê1, Trần Ngọc Dung1, Đinh Xuân Hải2, Nguyễn Hoàng Nhi1, Phan Thị Hoài Trân2, Huỳnh Quang Minh3, Đinh Thị Hồng Phúc1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trung tâm Y tế huyện Thới Lai
3 Bệnh viện Đa Khoa thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Human papillomavirus (HPV) là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư cổ tử cung. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ung thư cổ tử cung là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho phụ nữ chiếm 12% trong số các loại bệnh ung thư ở nữ giới. Do đó, kiến thức và thái độ của phụ nữ ảnh hưởng trực tiếp đến  việc phòng ngừa lây nhiễm HPV và cũng là phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Kiến thức, thái độ về phòng ngừa ung thư cổ tử cung do Human papillomavirus ở phụ nữ mang thai tại thành phố Cần Thơ” với mục tiêu nghiên cứu: Mô tả tỉ lệ phụ nữ mang thai tại thành Phố Cần Thơ có kiến thức, thái độ đúng về HPV. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên phụ nữ mang thai tại thành phố Cần Thơ Kết quả: Phụ nữ mang thai có kiến thức đúng về nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung 83,6%, kiến thức về HPV có 46,2% hiểu đúng về đường lây chính của HPV là quan hệ tình dục không an toàn; Phụ nữ mang thai có thái độ đúng về ung thư cổ tử cung là 76,9% và 88,4% xác nhận rằng nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung có mối liên quan đến HPV. Thái độ đúng về HPV, yếu tố nguy cơ là 73,1%. Kết luận: Phụ nữ mang thai tại Cần Thơ nhận thức đúng về ung thư cổ tử cung khá cao tuy nhiên kiến thức về dự phòng ung thư cổ tử cung còn thấp. Vì vậy cần tuyên truyền cho các phụ nữ trẻ tuổi tiêm phòng vaccine HPV để phòng bệnh ung thư cổ tử cung.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Huỳnh Xuân Nghiêm (2014), Khảo sát kiến thức, thái độ về vắc xin ngừa HPV của khách hàng đến khám phụ khoa và tư vấn sức khỏe tại BV. Hùng Vương, chuyên đề sức khỏe sinh sản, tập 14, số 2, tháng 9 – 2014.
2. Lê Thị Yến Phi (2010), Kiến thức và thái độ của khách hàng đến chủng ngừa HPV tại Bệnh viện Hùng Vương và Viện Pastuer Tp. Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Thị Xuân Liễu (2020), Khảo sát kiến thức về ung thư cổ tử cung và tiêm vaccine ngừa của nữ sinh viên khoa Dược năm thứ 5 Đại học Nguyễn Tất Thành- Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 10, trang 86-91.
4. Ngô Thị Huyền (2023), Kiến thức, thái độ và sự tuân thủ tiêm phòng vaccine HPV của sinh viên điều dưỡng và y đa khoa tại trường Đại học Đại Nam, Tạp chí Y học Việt Nam, 529, trang 250-255.
5. Vũ Văn Du và cộng sự (2017), Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng ung thư cổ tử cung của bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Tạp chí y dược lâm sàng, (12), trang 56-62
6. Bùi Thị Thu Hương (2021), Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm HPV typ nguy cơ cao ở bệnh nhân tại Bệnh viện Trung ương Thái nguyên năm 2019 - 2020, Tạp chí Y học Việt Nam, (498), trang 65-68.
7. Trương Thị Ánh Nguyệt (2023), Đánh giá kiến thức, thái độ về vắc - xin HPV của sinh viên khối sức khỏe tại Đại học Đà Nẳng, tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng (21), trang 78 – 82.
8. Daniel, C.L., et al., HPV and HPV vaccination knowledge and attitudes among medical students in Alabama. Journal of Cancer Education, 2021. 36: p. 168-177.