KẾT QUẢ CHĂM SÓC GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐẶT THANH NÂNG NGỰC TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Trong phẫu thuật nội soi đặt thanh nâng ngực tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, đau sau phẫu thuật làm giảm khả năng vận động của bệnh nhân, ảnh hưởng xấu đến chức năng hô hấp, tăng tỷ lệ các biến chứng sau phẫu thuật và dẫn tới hội chứng đau mạn tính sau mổ. Giảm đau ngoài màng cứng đoạn ngực được coi là tiêu chuẩn vàng đối với điều trị đau sau phẫu thuật lồng ngực. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả giảm đau ngoài màng cứng cho người bệnh sau phẫu thuật nội soi đặt thanh nâng ngực với thuốc tê Bupivacain 0,125% phối hợp thuốc giảm đau Fentanyl 2 mcg/ml truyền 4 - 6ml/giờ. Phương pháp nghiên cứu: mô tả tiến cứu, thực hiện từ tháng 6/2023 đến tháng 12/2023 trên 112 người bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp giảm đau qua catheter ngoài màng cứng trong phẫu thuật nội soi đặt thanh nâng ngực cho hiệu quả giảm đau tốt cả khi nghỉ ngơi và vận động của người bệnh, ít tác dụng phụ. Ngày thứ nhất sau phẫu thuật, chỉ có 9,83% người bệnh có điểm VAS 3 - 4 và cần dùng thêm thuốc giảm đau. Trên 90% người bệnh có điểm VAS 0 - 2 cả khi nghỉ và khi vận động trong 3 ngày sau mổ. Tỷ lệ người bệnh không đau, đau nhẹ VAS 0 - 2 khi vận động từ 72,32 % ngày thứ nhất tăng lên 91,96% tại ngày thứ hai sau phẫu thuật. Về tác dụng không mong muốn: nôn (1,80%), buồn nôn (9,82%) ở ngày đầu sau phẫu thuật; tê bì chân tay (2,70%), ngứa (1,80%) với tỷ lệ rất thấp. Kết quả hài lòng của người bệnh ở mức cao (86,60%), mức rất hài lòng đạt kết quả rất cao 36,60%. Kết luận: Mức độ hài lòng của người bệnh với hiệu quả giảm đau ngoài màng cứng cho người bệnh phẫu thuật nội soi đặt thanh nâng ngực đạt tỷ lệ cao, tác dụng không mong muốn tỷ lệ thấp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phẫu thuật nội soi đặt thanh nâng ngực, giảm đau ngoài màng cứng, phẫu thuật lồng ngực, tác dụng không mong muốn, hài lòng
Tài liệu tham khảo
2. Fokin A.A., Steuerwald N.M., Ahrens W.A., Allen K.E. (2009), "Anatomical, histologic, and genetic characteristics of congenital chest wall deformities". Semin Thorac Cardiovasc Surg, 21, (1), pp. 44-57
3. Grosen K, Pfeiffer-Jensen M, Pilegaard HK. Postoperative consumption of opioid analgesics following correction of pectus excavatum is influenced by pectus severity: a single-centre study of 236 patients undergoing minimally invasive correction of pectus excavatum. Eur J Cardiothorac Surg 2010; 37: 833-9.
4. Rugyte DC, Kilda A, Karbonskiene A, Barauskas V. Systemic postoperative pain management following minimally invasive pectus excavatum repair in children and adolescents: a retrospective comparison of intravenous patient-controlled analgesia and continuous infusion with morphine. Pediatr Surg Int 2010; 26: 665-9.
5. Futagawa K, Suwa I, Okuda T, Kamamoto H, Sugiura J, Kajikawa R, et al. Anesthetic management for the minimally invasive Nuss procedure in 21 patients with pectus excavatum. J Anesth 2006; 20: 48-50.
6. Soliman IE, Apuya JS, Fertal KM, Simpson PM, Tobias JD. Intravenous versus epidural analgesia after surgical repair of pectus excavatum. Am J Ther 2009; 16: 398-403.
7. Nguyễn Văn Chừng và cs (2018), Đánh giá hiệu quả giảm đau trog và sau mổ của gây tê ngoài màng cứng trong phẫu thuật vừng ngực. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh tập 22 số 2
8. Nguyễn Văn Chinh. Gây tê tủy sống, Gây tê ngoài màng cứng. Gây mê hồi sức lý thuyết và lâm sàng. 2015: 229-248.
9. Trần Thành Trung và cs (2023), Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật lồng ngực của hỗn hợp Bupivacaine-Fentanyl qua catheter ngoài màng cứng. Tạp chí Y học thực hành (858)- số 2/2013
10. Bộ Y tế (2019) Quyết định 3869/QĐ- BYT 2019 về khảo sát hài lòng người bệnh và nhân viên y tế, ban hành 28/8/2019