KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỨNG KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẮT CHỎM LỒI CẦU VÀ GHÉP TRUNG BÌ MỠ TỰ THÂN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, X-quang của bệnh nhân cứng khớp thái dương hàm được điều trị bằng phương pháp cắt chỏm lồi cầu và ghép trung bì mỡ tự thân tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và nhận xét kết quả điều trị của nhóm bệnh nhân này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các bệnh nhân được chẩn đoán cứng khớp thái dương hàm một bên hoặc hai bên do nguyên nhân tại khớp dựa trên khám lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh được phẫu thuật bằng phương pháp cắt chỏm lồi cầu và ghép trung bì mỡ tự thân tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 03 năm 2008 đến tháng 03 năm 2023. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tỷ lệ nam giới 75%, đa số bệnh nhân từ 19 đến 39 tuổi (7/12 trường hợp), nguyên nhân chính là do chấn thương (58,3%). Cứng khớp một bên gặp ở 7 trường hợp, 5 trường hợp còn lại cứng khớp 2 bên. Đa số cứng khớp độ 3-4 theo Dongmei He (75%). Theo dõi tối thiểu 12 tháng sau phẫu thuật, há miệng tối đa trung bình là 25,3mm (thông số này trước phẫu thuật là 8,6mm), có hai trường hợp cứng khớp tái phát, 2 trường hợp khớp cắn hở cửa. Kết quả điều trị thành công 83,3%. Kết luận: Cứng khớp thái dương hàm gặp nhiều hơn ở nam giới và sau chấn thương. Điều trị bằng phương pháp cắt chỏm lồi cầu và ghép trung bì mỡ tự thân cho kết quả tốt, đơn giản, dễ thực hiện.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cứng khớp thái dương hàm, cắt chỏm lồi cầu, ghép trung bì mỡ, há miệng tối đa.
Tài liệu tham khảo
2. Movahed R, Mercuri LG. Management of temporomandibular joint ankylosis. Oral and maxillofacial surgery clinics of North America. Feb 2015; 27(1):27-35.
3. Khanna JN, Ramaswami R. Protocol for the management of ankylosis of the temporomandibular joint. The British journal of oral & maxillofacial surgery. Dec 2019; 57(10): 1113-1118.
4. Vũ Trung Trực, Bùi Mai Anh, Nguyễn Hồng Hà (2015). Phẫu thuật điều trị cứng khớp thái dương hàm bằng phương pháp cắt chỏm lồi cầu xương hàm dưới và ghép trung bì mỡ tự thân: thông báo ba ca lâm sàng và tổng kết y văn. Y học thực hành, năm 60, số 2, tập 952, tr 45-48.
5. Phạm Hoàng Tuấn. Tình Trạng chấn thương lồi cầu tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội. Tạp chí y học Việt Nam. 2017;452:111-114.
6. Hossain MA, Shah SAA, Biswas ASA. Frequency of Temporomandibular Joint Ankylosis in Various Age Groups with Reference to Etiology. Chattagram Maa-O-Shishu Hospital Medical College Journal. 2014. 13. 10.3329/ cmoshmcj.v13i2.21056.
7. Mabongo M, Karriem G. Temporomandibular Joint Ankylosis: Evaluation of surgical outcomes. IOSR Journal of Dental and Medical Sciences. 13. 60-66
8. Xia, L., An, J., He, Y., Xiao, E., Chen, S., Yan, Y., & Zhang, Y. Association between the clinical features of and types of temporomandibular joint ankylosis based on a modified classification system. Scientific reports, (2019). 9(1), 10493.
9. Jain G, Kumar S, Rana AS, Bansal V, Sharma P, Vikram A. Temporomandibular joint ankylosis: a review of 44 cases. Oral Maxillofac Surg. Jul 2008;12(2):61-66.