KẾT QUẢ CAN THIỆP THAY ĐỔI KIẾN THỨC, THỰC HÀNH Ở BỆNH NHÂN KHÔNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ SAU PHẪU THUẬT ĐỤC THUỶ TINH THỂ TẠI BỆNH VIỆN MẮT - DA LIỄU TỈNH CÀ MAU NĂM 2023-2024

Dương Tây Y1,2,, Nguyễn Thế Bảo1, Trần Văn Đệ1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Mắt - Da liễu tỉnh Cà Mau

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phẫu thuật đục thủy tinh thể là một trong những can thiệp phổ biến và hiệu quả trong lĩnh vực nhãn khoa, mang lại cải thiện đáng kể về thị lực và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, việc không tuân thủ điều trị sau phẫu thuật là một vấn đề thường gặp, ảnh hưởng đến kết quả điều trị và làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả can thiệp thay đổi kiến thức, thực hành ở bệnh nhân không tuân thủ điều trị sau phẫu thuật đục thuỷ tinh thể tại Bệnh viện Mắt - Da liễu tỉnh Cà Mau năm 2023-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp trước -sau không đối chứng trên 153 bệnh nhân không tuân thủ điều trị sau phẫu thuật đục thủy tinh thể. Kết quả: Đa phần các bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên (85,6%), tỷ lệ nam và nữ tương đương nhau. Trước can thiệp, tỷ lệ kiến thức tuân thủ điều trị thuốc nhỏ mắt đúng đạt 58,2% và thực hành đúng chỉ đạt 16,3%. Sau can thiệp, tỷ lệ này tăng lên đang kể lần lượt là 90,2% và 71,2%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Kết luận: Sau can thiệp, tỷ lệ kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị thuốc nhỏ mắt đúng tăng lên có ý nghĩa so với trước điều trị. Việc can thiệp thay đổi kiến thức, thực hành ở bệnh nhân không tuân thủ điều trị sau phẫu thuật đục thuỷ tinh thể là có hiệu quả. Vì vậy, các biện pháp can thiệp như tăng cường các chương trình giáo dục và can thiệp tương tự nên được thực hiện để giúp cải thiện tuân thủ điều trị ở bệnh nhân sau phẫu thuật đục thủy tinh thể.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. An J.A., Kasner O., Samek D.A., Lévesque V. Evaluation of eyedrop administration by inexperienced patients after cataract surgery. J Cataract Refract Surg. 2014; 40(11):1857-1861.
2. Danquah L., Kuper H., Eusebio C., et al. The long term impact of cataract surgery on quality of life, activities and poverty: results from a six year longitudinal study in Bangladesh and the Philippines. PLoS One. 2014; 9(4):e94140.
3. Day A.C., Donachie P.H., Sparrow J.M., Johnston R.L. The Royal College of Ophthalmologists' National Ophthalmology Database study of cataract surgery: report 1, visual outcomes and complications. Eye (Lond). 2015; 29(4):552-560.
4. Hashemi H., Pakzad R., Yekta A., et al. Global and regional prevalence of age-related cataract: a comprehensive systematic review and meta-analysis. Eye (Lond). 2020; 34(8):1357-1370.
5. Kim C.Y., Park K.H., Ahn J., et al. Treatment patterns and medication adherence of patients with glaucoma in South Korea. Br J Ophthalmol. 2017; 101(6):801-807.
6. Kuriakose R.K., Cho S., Nassiri S., Hwang F.S. Comparative outcomes of standard perioperative eye drops, intravitreal triamcinolone acetonide-moxifloxacin, and intracameral dexamethasone-moxifloxacin-ketorolac in cataract surgery. J Ophthalmol. 2022; 2022:4857696.
7. Matossian C. Challenges to topical drop adherence after cataract surgery. Ophthalmology. 2021; 45(19).
8. Matossian C. Noncompliance with prescribed eyedrop regimens among patients undergoing cataract surgery - prevalence, consequences, and solutions. US Ophthalmic Review. 2020; 13(1):18-22.
9. Sanguansak T., Morley K.E., Morley M.G., et al. Two-way social media messaging in postoperative cataract surgical patients: prospective interventional study. J Med Internet Res. 2017; 19(12):e413.