YẾU TỐ NGUY CƠ TÁI PHÁT RUNG NHĨ Ở BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT SỬA HOẶC THAY VAN HAI LÁ KẾT HỢP PHẪU THUẬT MAZE
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định yếu tố nguy cơ tái phát rung nhĩ ở bệnh nhân phẫu thuật sửa hoặc thay van hai lá sinh học kết hợp phẫu thuật Maze. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu kết hợp hồi cứu, mô tả hàng loạt ca bệnh, không có nhóm chứng. Kết quả: Có 95 bệnh nhân, thời gian theo dõi trung bình 24,3 ± 14,2 tháng. Tỷ lệ rung nhĩ tại thời điểm theo dõi trên 12 tháng là 27,4%; trong đó nhóm sửa van hai lá là 26,5%; nhóm thay van hai lá là 30,8%. Không có sự khác biệt tỷ lệ rung nhĩ giữa nhóm sửa van hai lá và nhóm thay van hai lá sinh học (p > 0,05). Phân tích hồi quy xác định chỉ số thể tích nhĩ trái và chỉ số khối thất trái là yêu tố nguy cơ tái phát rung nhĩ. Ngưỡng giá trị tái phát rung nhĩ của chỉ số thể tích nhĩ trái và chỉ số khối thất trái lần lượt là 124ml/m2 da và 172g/m2 với độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng là 75,0%; 86,2% và 66,7%; 87,9%. Kết luận: Chỉ số thể tích nhĩ trái và chỉ số khối thất trái là yếu tố nguy cơ độc lập của tái phát rung nhĩ sau phẫu thuật Maze kết hợp phẫu thuật sửa hoặc thay van hai lá sinh học.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
rung nhĩ, tái phát rung nhĩ, phẫu thuật Maze, sửa van hai lá, thay van hai lá
Tài liệu tham khảo
2. Badhwar, V., et al., The Society of Thoracic Surgeons 2017 Clinical Practice Guidelines for the Surgical Treatment of Atrial Fibrillation. Ann Thorac Surg, 2017. 103(1): p. 329-341.
3. January, C.T., et al., 2019 AHA/ACC/HRS Focused Update of the 2014 AHA/ACC/HRS Guideline for the Management of Patients With Atrial Fibrillation: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines and the Heart Rhythm Society in Collaboration With the Society of Thoracic Surgeons. Circulation, 2019. 140(2): p. e125-e151.
4. Fan, X., et al., Mitral valve repair and concomitant maze procedure versus catheter ablation in the treatment of atrial functional mitral regurgitation. BMC Cardiovasc Disord, 2022. 22(1): p. 543.
5. MacGregor, R.M., et al., Impact of age on atrial fibrillation recurrence following surgical ablation. J Thorac Cardiovasc Surg, 2021. 162(5): p. 1516-1528.e1.
6. Dunning, J., et al., Guideline for the surgical treatment of atrial fibrillation. Eur J Cardiothorac Surg, 2013. 44(5): p. 777-91.
7. Njoku, A., et al., Left atrial volume predicts atrial fibrillation recurrence after radiofrequency ablation: a meta-analysis. Europace, 2018. 20(1): p. 33-42.
8. Kataoka, T., et al., Left atrium volume index and pathological features of left atrial appendage as a predictor of failure in postoperative sinus conversion. J Cardiol, 2010. 55(2): p. 274-82