NGHIÊN CỨU KẾT CỤC THAI KỲ Ở THAI PHỤ MẮC BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thai phụ mắc bệnh Lupus ban đỏ hệ thống là một thai kỳ nguy cơ cao, các biến chứng nguy hiểm gia tăng, bao gồm: Tiền sản giật - Sản giật, sinh non, sinh mổ ngoài ý muốn, thai giới hạn tăng trưởng trong tử cung, sẩy thai, thai chết trong tử cung, hội chứng Lupus sơ sinh và bệnh lý tim bẩm sinh. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của thai phụ mắc bệnh Lupus ban đỏ hệ thống tới nhập viện sinh tại Bệnh viện Từ Dũ và phân tích kết cục thai kỳ của mẹ và con ở các thai phụ mắc bệnh Lupus ban đỏ hệ thống. Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo loạt ca hồi cứu, trên sản phụ có bệnh Lupus ban đỏ hệ thống nhập viện sinh tại Bệnh Viện Từ Dũ từ tháng 12/2018 đến tháng 12/2023. Kết quả: sản phụ được chẩn đoán và điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trước khi mang thai chiếm tỷ lệ 94,2%, bệnh khởi phát khi mang thai chỉ chiếm 5,8%. Trong thai kỳ xảy ra 82,1% kết cục xấu ở mẹ trong đó có: thai và biến chứng thận chiếm tỷ lệ 38,5%, thiếu máu 42,3%, giảm tiểu cầu 15,4%, tiền sản giật 18,6%, hội chứng HELLP 2,6%, băng huyết sau sinh 6,4%, có truyển máu 12,2% và nhiễm khuẩn hậu sản 11,5%. Xảy ra 72,4% kết cục xấu ở trẻ sơ sinh, trong đó thai lưu 5,8%, sẩy thai 5,1%, thai sinh non tháng 44,8%, trẻ phải nhập NICU 35,3%, 16% trẻ tử vong chu sinh (thai lưu, thai dị tật, thai tử vong sau sinh), có 2 trẻ mắc Lupus sơ sinh, các tỷ lệ này đều cao hơn có ý nghĩa thống kê so với quần thể chung. Kết luận: Các yếu tố liên quan đến kết cục xấu ở mẹ là: tuổi thai lúc sinh < 34 tuần (OR = 9,42; KTC 95%: 2,03 - 43,71) và nồng độ C3 giảm < 90 (OR = 2,64; KTC 95%: 1,09 - 6,41). Yếu tố liên quan đến kết cục xấu ở con là me có Anti dsDNA tăng ≥ 40 (OR = 3,48; KTC 95%: 1,2 - 10,1). Vì vậy, cần có những chiến lược theo dõi những thai phụ mắc bệnh Lupus ban đỏ hệ thống có những yếu tố kể trên.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Lupus ban đỏ hệ thống, kết cục của thai phụ, kết cục sơ sinh.
Tài liệu tham khảo
2. Lazar S, Kahlenberg JM. Systemic Lupus Erythematosus: New Diagnostic and Therapeutic Approaches. Annu Rev Med. 2023;74(1):339-352. doi:10.1146/annurev-med-043021-032611
3. Lam NCV. Systemic Lupus Erythematosus: Diagnosis and Treatment. SYSTEMIC LUPUS ERYTHEMATOSUS. 2023;107(4). systemic-lupus-erythematosus-basic-applied-and-clinical-aspects-2nbsped-012814551x-9780128145517_compress.pdf.zip.
5. Systemic Lupus Erythematosus (SLE) and Pregnancy: Practice Essentials, Pathophysiology, Epidemiology. Published online October 19, 2022. Accessed June 11, 2023. https://emedicine.medscape.com/article/335055-overview
6. Trích lục số liệu từ Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp và Báo cáo Tổng kết năm 2023, Bệnh Viện Từ Dũ.
7. Hà NV, Nha PB, Tín ĐM. Một số yếu tố tiên lượng kết quả thai kỳ bất lợi trên thai phụ bị lupus ban đỏ hệ thống tại Bệnh viện Bạch Mai. 1. 2023;21(2): 41-48. doi: 10.46755/vjog. 2023.2.1572
8. Tomer Y, Viegas OA, Swissa M, Koh SC, Shoenfeld Y. Levels of lupus autoantibodies in pregnant SLE patients: correlations with disease activity and pregnancy outcome. Clin Exp Rheumatol. 1996;14(3):275-280.
9. Clinical study of factors associated with pregnancy outcomes in pregnant women with systemic lupus erythematosus in the southern China - PMC. Accessed June 22, 2024. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/ PMC9326378/