RỐI LOẠN NHỊP TIM Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Bùi Văn Nhơn1,2, Lê Xuân Hùng2, Bùi Quang Thắng2, Bùi Đức Nhuận2, Nguyễn Lân Hiếu1,2,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định các rối loạn nhịp tim ghi nhận được trên holter điện tâm đồ 24 giờ ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp và xác định một số yếu tố liên quan đến các rối loạn nhịp tim này ở bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội giai đoạn tháng 4/2022 - 4/2023. Kết quả: Các rối loạn nhịp tim thường gặp trên holter điện tâm đồ 24 giờ ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp là ngoại tâm thu thất chiếm 53,33%, ngoại tâm thu trên thất với 56,67%, cơn tim nhanh nhĩ với 26,67%. Có 5 bệnh nhân có các rối loạn nhịp tim nguy hiểm với 1 bệnh nhân có cơn tim nhanh thất, 2 bệnh nhân xuất hiện rung nhĩ mới, 2 bệnh nhân có block nhĩ thất hoàn toàn không hồi phục. Các rối loạn nhịp nguy hiểm tăng lên ở các nhóm bệnh nhân >70 tuổi (p=0,005), các bệnh nhân được can thiệp thì đầu muộn trên 48 giờ sau khởi phát triệu chứng (p=0,036). Kết luận: Rối loạn nhịp tim thường gặp ở giai đoạn sớm ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp. Tuổi cao, can thiệp động mạch vành thì đầu muộn sau khi khởi phát triệu chứng là những dấu hiệu báo trước những rối loạn nhịp tim nguy hiểm ở những bệnh nhân này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Collet J.-P., Thiele H., Barbato E. và cộng sự. (2021). 2020 ESC Guidelines for the management of acute coronary syndromes in patients presenting without persistent ST-segment elevation. European Heart Journal, 42(14), 1289–1367.
2. Perron A.D. và Sweeney T. (2005). Arrhythmic Complications of Acute Coronary Syndromes. Emergency Medicine Clinics of North America, 23(4), 1065–1082.
3. Galli A., Ambrosini F., và Lombardi F. (2016). Holter Monitoring and Loop Recorders: From Research to Clinical Practice. Arrhythm Electrophysiol Rev, 5(2), 136–143.
4. Zimetbaum P.J. và Josephson M.E. (1999). The evolving role of ambulatory arrhythmia monitoring in general clinical practice. Ann Intern Med, 130(10), 848–856.
5. Ismail S.M. (2019). significance of 24-hour holter monitoring in acute st-elevation mi in the early post-infarction period. Journal of Evolution of Medical and Dental Sciences, 8(23), 1862–1867.
6. Đặc điểm rối loạn nhịp tim qua Holter điện tim 24 giờ ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp tại bệnh viện tim Tâm Đức | Tim mạch học.
7. Byrne R.A., Rossello X., Coughlan J.J. và cộng sự. (2023). 2023 ESC Guidelines for the management of acute coronary syndromes: Developed by the task force on the management of acute coronary syndromes of the European Society of Cardiology (ESC). European Heart Journal, 44(38), 3720–3826.
8. Bigger J.T., Fleiss J.L., Kleiger R. và cộng sự. (1984). The relationships among ventricular arrhythmias, left ventricular dysfunction, and mortality in the 2 years after myocardial infarction. Circulation, 69(2), 250–258.
9. Ibanez B., James S., Agewall S. và cộng sự. (2018). 2017 ESC Guidelines for the management of acute myocardial infarction in patients presenting with ST-segment elevation: The Task Force for the management of acute myocardial infarction in patients presenting with ST-segment elevation of the European Society of Cardiology (ESC). European Heart Journal, 39(2), 119–177.