BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HOLTER ĐIỆN TÂM ĐỒ 7 NGÀY Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Rối loạn nhịp tim là một vấn đề thường gặp ở bệnh nhân suy tim mạn tính bao gồm phân suất tống máu giảm, giảm nhẹ và bảo tốn. Các rối loạn nhịp tim có thể dẫn tới gia tăng các biến cố tim mạch và nhập viện cho bệnh nhân suy tim mạn tính, thường gặp là rung nhĩ và các rối loạn nhịp nhanh thất. Holter điện tâm đồ là công cụ đã được chứng minh có hiệu quả trong chẩn đoán và theo dõi rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân suy tim mạn tính, đặc biệt là Holter điện tâm đồ 7 ngày. Mặc dù đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu trên giới, tuy nhiên tại Việt Nam vẫn còn rất ít dữ liệu về hiệu quả của holter điện tâm đồ 7 ngày ở các bệnh nhân suy tim mạn tính. Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp tim và các yếu tố liên quan dựa trên holter điện tâm đồ 7 ngày ở các bệnh nhân suy tim mạn tính. Phương pháp nghiên cứu: Từ 12/2022 đến 02/2023, tại phòng khám Nội Tim mạch, Bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu báo cáo loạt ca này thu nhập các bệnh nhân được chẩn đoán suy tim mạn tính dựa trên siêu âm tim và NT - proBNP, có chỉ định mắc holter điện tâm đồ 7 ngày để đánh giá rối loạn nhịp tim. Các yếu tố liên quan đến suy yếu được xác định dựa vào hồi quy logistics. Kết quả: Trong 35 bệnh nhân được khảo sát ghi nhận được: Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 65,1 ± 17,9 tuổi, phân suất tống máu trung bình là 40,3 ± 14,5%, có có 2 trường hợp có rung nhĩ cơn và 3 trường hợp có cơn nhịp nhanh thất không được ghi nhận trên Holter điệm tâm đồ 24 giờ nhưng được ghi nhận trên Hoter điện tâm đồ 7 ngày. Kết luận: Ở những bệnh nhân suy tim mạn tính, sử dụng holter điện tâm đồ 7 ngày giúp phát hiện các rối loạn nhịp tim mà holter điện tim 24 giờ có thể bỏ sót.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Suy tim mạn, holter điện tâm đồ 7 ngày, rối loạn nhịp tim
Tài liệu tham khảo
2. Kim JY, Oh IY, Lee H, et al. The efficacy of detecting arrhythmia is higher with 7-day continuous electrocardiographic patch monitoring than with 24-h Holter monitoring. Journal of arrhythmia. Jun 2023;39(3):422-429. doi:10.1002/ joa3.12865
3. McMurray JJ, Packer M, Desai AS, et al. Angiotensin–neprilysin inhibition versus enalapril in heart failure. 2014;371(11):993-1004.
4. Bazan V, Cediel G, Llibre C, et al. Contemporary Yield of 24-hour Holter Monitoring: Role of Inter-Atrial Block Recognition. Journal of atrial fibrillation. Aug-Sep 2019;12(2):2225. doi:10.4022/jafib.2225
5. McDonagh TA, Metra M, Adamo M, et al. 2021 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure: Developed by the Task Force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure of the European Society of Cardiology (ESC). With the special contribution of the Heart Failure Association (HFA) of the ESC. European journal of heart failure. Jan 2022;24(1):4-131. doi:10.1002/ ejhf.2333
6. Chua SK, Chen LC, Lien LM, et al. Comparison of Arrhythmia Detection by 24-Hour Holter and 14-Day Continuous Electrocardiography Patch Monitoring. Acta Cardiologica Sinica. May 2020;36(3): 251-259. doi:10.6515/acs.202005_ 36(3).20190903a