NGHIÊN CỨU SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ, TCD4, TẢI LƯỢNG VIRUS HIV TRƯỚC VÀ SAU CAN THIỆP TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ Ở BỆNH NHÂN HIV/AIDS ĐANG ĐƯỢC QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT NĂM 2023-2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Phác đồ điều trị ARV đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt suốt đời và thực hiện theo chỉ định để đạt được thành công trong điều trị và ngăn ngừa kháng thuốc. Trong quản lý điều trị và chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS thì đánh giá tuân thủ điều trị thường xuyên là cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS đang được quản lý điều trị tại Trung tâm Y tế thành phố Thủ Dầu Một, năm 2023-2024. 2. Xác định nồng độ TCD4, tải lượng virus HIV và mối liên quan với sự tuân thủ điều trị. 3. Đánh giá kết quả can thiệp truyền thông sức khoẻ ở bệnh nhân HIV/AIDS đang được quản lý điều trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp can thiệp trên 380 bệnh nhân HIV/AIDS từ 18 tuổi trở lên đang được quản lý điều trị ARV tại Trung tâm Y tế thành phố Thủ Dầu Một. Kết quả: Nghiên cứu trên 380 bệnh nhân HIV/AIDS cho thấy có 21,3% bệnh nhân tuân thủ điều trị theo bộ công cụ đánh giá tuân thủ điều trị đa chiều. Về từng thành phần, có 65,3% đạt mức độ cao ở thành phần phỏng vấn bệnh nhân về việc dùng thuốc, 23,4% đạt mức độ cao ở thành phần thang điểm trực quan, 54,7% đạt mức độ cao ở thành phần kiến thức về thuốc đang sử dụng, 99,2% đạt mức độ cao ở thành phần đếm kiểm số viên trong kỳ. Về số lượng tế bào CD4, có 38,9% bệnh nhân có số lượng CD4 > 500 tế bào/ml máu. Về tải lượng virus, có 97,9% bệnh nhân có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện. Bệnh nhân có số lượng CD4 càng cao, tỷ lệ tuân thủ điều trị càng cao, p>0,05. Sau 3 tháng thực hiện can thiệp, tỷ lệ tuân thủ điều trị tăng 46,8%, hiệu quả can thiệp là 119,7%, p<0,001. Kết luận: Việc đánh giá tuân thủ điều trị thường xuyên và các biện pháp can thiệp truyền thông sức khoẻ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV, góp phần quan trọng vào việc cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tuân thủ điều trị, TCD4, tải lượng virus, truyền thông
Tài liệu tham khảo
1. Buh, A., et al., Adherence barriers and interventions to improve ART adherence in Sub-Saharan African countries: A systematic review protocol. PLoS One, 2022. 17(6): p. e0269252.
2. Tran, B.X., et al., Determinants of antiretroviral treatment adherence among HIV/AIDS patients: a multisite study. Glob Health Action, 2013.6:p. 19570.
3. Bam, K., et al., Strengthening adherence to Anti Retroviral Therapy (ART) monitoring and support: operation research to identify barriers and facilitators in Nepal. BMC Health Serv Res, 2015. 15: p. 188.
4. Health, U.D.o. and H. Services, HIV treatments: the basics. 2018.
5. Bộ Y tế, Quyết định số 5968/QĐ-BYT Về việc ban hành Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS. 2021.
6. Đào Đức Giang, Thực trạng tuân thủ điều trị ARV, một số yếu tố liên quan và hiệu qur can thiệp tại một số phòng khám ngoại trú tại Hà Nội. 2019, Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương.
7. Steel, G., J. Nwokike, and M.P. Joshi, Development of a multi-method tool to measure ART adherence in resource-constrained settings: the South Africa experience. RPM Plus, 2007. 6.
8. Phạm Trí Hùng, Nghiên cứu tình hình tuân thủ điều trị ARV, yếu tố liên quan và đánh giá kết quả can thiệp bằng truyền thông trên người nhiễm HIV đang điều trị ARV tại quận Thốt Nốt năm 2020-2021. 2021, Luận văn chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y dược Cần Thơ.
9. Dương Minh Tân, Nghiên cứu sự tuân thủ, một số yếu tố liên quan đến không tuân thủ điều trị thuốc kháng virut ở bệnh nhân nhiễm HIV và kết quả can thiệp tại Trung tâm y tế huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai năm 2018-2019. 2019, Luận văn chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y dược Cần Thơ.
10. Võ Thị Lợt, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và sự tuân thủ điều trị thuốc ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS tại các phòng khám ngoại trú tỉnh Kiên Giang. 2018, Luận văn chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y dược Cần Thơ.